Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 tăng cường đảm bảo các hoạt động du lịch tại địa phương được thực hiện như thế nào?

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 tăng cường đảm bảo các hoạt động du lịch tại địa phương được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn Minh ở An Giang.

Ngày 20/4/2023, Tổng cục Du lịch đã có Công văn 620/TCDL-KS năm 2023 Tải về yêu cầu Sở quản lý du lịch các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường bảo đảm các hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Theo đó, ngành du lịch cả nước đang trong quá trình phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm đến nay. Dự báo, khách du lịch sẽ tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khi nhân dân và người lao động được nghỉ dài ngày. Đây là cơ hội để các địa phương và doanh nghiệp du lịch triển khai các hoạt động kinh doanh, tiếp tục mở rộng thị trường.

Thế nào là hoạt động du lịch ?

- Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Du lịch 2017 khái niệm hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

Hành vi nào bị cấm trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ ?

- Tại Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định 09 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch bao gồm:

+ Một là làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

+ Hai là lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.

+ Ba là xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

+ Bốn là phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

+ Năm là kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Sáu là sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

+ Bảy là hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

+ Tám là quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

+ Và cuối cùng là các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.

hoạt động du lịch dịp lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tăng cường đảm bảo các hoạt động du lịch tại địa phương được thực hiện như thế nào? (Hình internet)

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, tăng cường đảm bảo các hoạt động du lịch tại địa phương được thực hiện như thế nào ?

Tại Công văn 620/TCDL-KS năm 2023 nêu rõ để đảm bảo an ninh, an toàn và nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ, Tổng cục Du lịch đề nghị Sở quản lý du lịch các địa phương khẩn trương triển khai các công việc sau đây:

- Một là chỉ đạo Ban quản lý các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn:

+ Chủ động phương án tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ; bố trí đủ lực lượng, cơ sở vật chất, thực phẩm và điều kiện cần thiết để phục vụ du khách.

+ Đảm bảo an toàn cho khách du lịch, bố trí cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn, tăng cường kiểm soát đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh theo quy định và khuyến cáo của ngành Y tế.

+ Tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, không để xảy ra tình trạng sản xuất kinh doanh, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, sử dụng các chất phụ gia có nguy cơ gây độc hại tại các cơ sở có phục vụ ăn uống.

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan. Tại các khu, điểm tham quan du lịch bố trí thu gom rác thải kịp thời, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ dẫn, nhắc nhở khách cùng tham gia bảo vệ môi trường, đảm bảo đủ số lượng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

+ Có biện pháp kiểm soát giá dịch vụ du lịch, yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tuân thủ nghiêm quy định về đăng ký, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; không để xảy ra tình trạng tuỳ tiện nâng giá, chèo kéo, ép khách, gây sốt giá, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung.

+ Phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý các đối tượng đeo bám, gây phiền hà cho khách du lịch; bố trí đủ nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ khách.

- Hai là đẩy mạnh tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, khách du lịch nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và bảo đảm quy định về phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, quan tâm phòng tránh tai nạn giao thông. Tuyên truyền rộng rãi về những điểm đến hấp dẫn, các sản phẩm dịch vụ du lịch mới của địa phương để tăng trải nghiệm cho du khách.

- Ba là tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch, đặc biệt tại các cơ sở lưu trú du lịch, đơn vị vận chuyển khách du lịch, các khu, điểm du lịch, nhà hàng phục vụ khách du lịch, các trung tâm mua sắm, cơ sở vui chơi, giải trí trên địa bàn.

Kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh du lịch, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm. Thiết lập và công bố công khai số điện thoại đường dây nóng để xử lý các tình huống phát sinh và hỗ trợ khi có yêu cầu của khách du lịch.

Sau cùng, Công văn 620/TCDL-KS năm 2023 nhấn mạnh đề nghị Sở quản lý du lịch các địa phương kịp thời thông tin khi có vấn đề phát sinh, báo cáo công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động du lịch tại địa phương và kết quả phục vụ nghỉ lễ về Tổng cục Du lịch (qua Văn phòng Tổng cục, điện thoại: 024.39423760, máy lẻ: 127, di động: 0978011196, email: giang.pata@vietnamtourism.gov.vn) trước ngày 03/5/2023.

Xem chi tiết Công văn tại đây Tải về.

Du lịch TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào?
Pháp luật
Bãi cắm trại du lịch nên đặt cách bờ biển bao nhiêu mét là phù hợp và diện tích tại đơn vị cắm trại quy định như thế nào?
Pháp luật
Chương trình khai mạc du lịch hè năm 2024: Quy Nhơn Thiên đường biển - Tỏa sáng phát triển được tổ chức thế nào?
Pháp luật
Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2024 diễn ra khi nào? Thời gian, địa điểm các chương trình trong Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2024?
Pháp luật
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Pháp luật
Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì?
Pháp luật
Du lịch là gì và du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu? Ngành du lịch đảo Phú Quốc sẽ phải thực hiện gì để bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Dịch vụ du lịch khác là loại nào? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao?
Pháp luật
Quyền của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được quy định như thế nào? Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần tuân thủ các nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Trong việc phát triển du lịch thì nhà nước có ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Du lịch
812 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Du lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Du lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào