Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là bảo đảm an toàn tài chính khi nào? Để bảo đảm an toàn tài chính phải áp dụng những biện pháp nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là bảo đảm an toàn tài chính khi nào? Để bảo đảm an toàn tài chính phải áp dụng những biện pháp nào?
- Biện pháp cải thiện để bảo đảm hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm những gì?
- Biện pháp can thiệp sớm được áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi nào?
- Biện pháp kiểm soát được áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là bảo đảm an toàn tài chính khi nào? Để bảo đảm an toàn tài chính phải áp dụng những biện pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
An toàn tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được coi là bảo đảm an toàn tài chính khi đáp ứng các quy định về vốn, khả năng thanh toán và đầu tư.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải chủ động rà soát các quy trình, quy chế, hệ thống quản trị rủi ro, kế hoạch kinh doanh, đánh giá hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, hoạt động tài chính, bảo đảm an toàn hiệu quả và tuân thủ pháp luật nhằm đáp ứng an toàn tài chính theo quy định của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định các trường hợp áp dụng biện pháp cải thiện, biện pháp can thiệp sớm, biện pháp kiểm soát quy định tại các điều 111, 112 và 113 của Luật này để bảo đảm an toàn tài chính.
Theo như quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm được coi là an toàn tài chính khi đáp ứng các quy định về vốn, khả năng thanh toán và đầu tư.
Để bảo đảm an toàn tài chính phải áp dụng những biện pháp can thiệp sớm, biện pháp kiểm soát bao gồm:
- Biện pháp cải thiện
- Biện pháp can thiệp sớm
- Biện pháp kiểm soát.
Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là bảo đảm an toàn tài chính khi nào? Để bảo đảm an toàn tài chính phải áp dụng những biện pháp nào?
Biện pháp cải thiện để bảo đảm hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Biện pháp cải thiện
1. Trường hợp phải áp dụng biện pháp cải thiện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chủ động lựa chọn, tổ chức triển khai thực hiện một hoặc một số biện pháp cải thiện quy định tại khoản 2 Điều này và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân, biện pháp cải thiện được áp dụng.
2. Biện pháp cải thiện bao gồm:
a) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp;
b) Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm tập trung khai thác các sản phẩm bảo hiểm có hiệu quả; rà soát phí bảo hiểm tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm; cơ cấu lại chương trình tái bảo hiểm; giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chi phí bán hàng; hạn chế chi trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý;
c) Cơ cấu lại danh mục đầu tư bao gồm tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản không hiệu quả hoặc có mức độ rủi ro cao;
d) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự; hạn chế mua tài sản cố định; hạn chế trích lập và sử dụng các quỹ;
đ) Biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức;
b) Tăng nhận tái bảo hiểm.
Theo đó, biện pháp cải thiện để bảo đảm hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp;
- Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm:
+ Tập trung khai thác các sản phẩm bảo hiểm có hiệu quả
+ Rà soát phí bảo hiểm tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm
+ Cơ cấu lại chương trình tái bảo hiểm; giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chi phí bán hàng;
+ Hạn chế chi trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý;
- Cơ cấu lại danh mục đầu tư bao gồm tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản không hiệu quả hoặc có mức độ rủi ro cao;
- Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự; hạn chế mua tài sản cố định; hạn chế trích lập và sử dụng các quỹ;
- Biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Biện pháp can thiệp sớm được áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Biện pháp can thiệp sớm
1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn ở mức phải áp dụng biện pháp can thiệp sớm hoặc đã áp dụng biện pháp cải thiện quy định tại Điều 111 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục mà vẫn không khắc phục được tỷ lệ an toàn vốn, Bộ Tài chính ban hành văn bản áp dụng biện pháp can thiệp sớm.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính ban hành văn bản áp dụng biện pháp can thiệp sớm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm xây dựng phương án khắc phục tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại khoản 4 Điều này và tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tỷ lệ an toàn vốn. Bộ Tài chính ban hành văn bản yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.
...
Theo như quy định trên, biện pháp can thiệp sớm được áp dụng khi doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn ở mức phải áp dụng biện pháp can thiệp sớm hoặc đã áp dụng biện pháp cải thiện trong 12 tháng liên tục mà vẫn không khắc phục được tỷ lệ an toàn vốn.
Biện pháp kiểm soát được áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Biện pháp kiểm soát
1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn ở mức phải áp dụng biện pháp kiểm soát, Bộ Tài chính xem xét, quyết định ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm soát và gửi văn bản áp dụng biện pháp kiểm soát đến doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Theo như quy định trên, biện pháp kiểm soát được áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ an toàn vốn ở mức phải áp dụng biện pháp kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?