Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu có được vay nợ bằng ngoại tệ khi không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không?
- Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được vay nợ bằng ngoại tệ khi không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không?
- Đồng tiền trả nợ khoản vay bằng ngoại tệ được quy định như thế nào?
- Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay ngoại tệ phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước vào thời gian nào?
Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được vay nợ bằng ngoại tệ khi không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN) có quy định về nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ, trong đó:
Các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn như sau:
a) Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Quy định này thực hiện đến hết ngày 31 tháng 03 năm 2019;
b) Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;
c) Cho vay trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Quy định này thực hiện đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2019;
d) Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;
đ) Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền thanh toán phải bằng ngoại tệ;
e) Cho vay để đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay thì được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ.
Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được vay nợ bằng ngoại tệ khi không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không?
Đồng tiền trả nợ khoản vay bằng ngoại tệ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN) có quy định về đồng tiền trả nợ khoản vay bằng ngoại tệ như sau:
- Đối với khoản vay bằng ngoại tệ mà tại thời điểm trước khi ký kết hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định khách hàng vay có đủ nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay:
+ Khách hàng vay bằng loại ngoại tệ nào phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng loại ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng loại ngoại tệ khác được thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan;
+ Trường hợp khi đến hạn trả nợ vay, khách hàng vay chứng minh được do nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay bị chậm thanh toán, khách hàng vay không có hoặc chưa có đủ ngoại tệ để trả nợ vay, khách hàng vay được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay hoặc tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để trả nợ vay.
Trường hợp khách hàng vay có nhu cầu mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay phải bán ngoại tệ cho khách hàng. Trường hợp khách hàng vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán ngoại tệ phải chuyển số ngoại tệ đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay.
Khách hàng vay phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bán ngoại tệ trong trường hợp nhận được ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Đối với khoản vay bằng ngoại tệ mà tại thời điểm trước khi ký kết hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định khách hàng vay không có hoặc không đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay: Khách hàng vay được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay hoặc tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để trả nợ vay.
Trường hợp khách hàng vay có nhu cầu mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay phải bán ngoại tệ cho khách hàng. Trường hợp khách hàng vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán ngoại tệ phải chuyển số ngoại tệ đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay.
Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay ngoại tệ phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước vào thời gian nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-NHNN về trách nhiệm của tổ chức tín dụng cho vay ngoại tệ, trong đó quy định hàng tháng, chậm nhất vào ngày 12 tháng liền sau tháng báo cáo, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay bằng ngoại tệ theo biểu số 01 và biểu số 02 ban hành kèm Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?