Doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài bị thu hồi giấy phép có phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động hay không?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép có phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động hay không?
- Trường hợp giải thể thì doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài phải có trách nhiệm gì?
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo.
- Không duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
- Không đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác mà bên nước ngoài không thể tiếp nhận người lao động.
- Vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8, 11, 12 hoặc 13 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
- Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm c, e, g, h và i khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, tinh thần đối với người lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi Giấy phép; công bố việc thu hồi Giấy phép trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi; công bố việc nộp lại Giấy phép trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thông báo đến.
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài bị thu hồi giấy phép có phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động hay không?
Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép có phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động hay không?
Đối với trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép, nộp lại Giấy phép, Doanh nghiệp dịch vụ phải có trách nhiệm sau đây (quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020):
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép
1. Trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại Điều 16 của Luật này, doanh nghiệp dịch vụ không được thực hiện hoạt động, dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 của Luật này và có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã xuất cảnh;
b) Giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động do doanh nghiệp tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng.
Như vậy, theo quy định trên dù doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã xuất cảnh.
Trường hợp giải thể thì doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài phải có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, doanh nghiệp dịch vụ chỉ được giải thể trong trường hợp sau đây:
- Đã hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
- Đã hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép sau khi đã thống nhất với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và văn bản thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận quyền, nghĩa vụ trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Khi chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?