Doanh nghiệp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia khi nào?
- Doanh nghiệp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia khi nào?
- Có mấy biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia?
- Khi doanh nghiệp gặp rủi ro, quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia phải có trách nhiệm ra sao trong việc xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản?
Doanh nghiệp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia khi nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro
1. Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
2. Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ; doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ; doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).
3. Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, Doanh nghiệp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia trong trường hợp:
(1) Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
(2) Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ; doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ
Doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).
(3) Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ mà không thuộc trường hợp (1) (2)
(4) Doanh nghiệp đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia khi nào?
Có mấy biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia?
Căn cứ theo Chương 2 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định các biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia bao gồm:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ
- Gia hạn nợ
- Khoanh nợ
- Bán nợ
- Xử lý tài sản bảo đảm
- Chuyển theo dõi ngoại bảng
- Xóa nợ gốc
Khi doanh nghiệp gặp rủi ro, quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia phải có trách nhiệm ra sao trong việc xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản
1. Khi doanh nghiệp gặp rủi ro, Quỹ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bên có liên quan gồm Quỹ, doanh nghiệp và các cơ quan có chức năng, thẩm quyền (nếu có) tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá về rủi ro và lập biên bản xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp.
2. Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp phải có xác nhận của các bên có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này và cần phải có các nội dung cơ bản gồm mô tả về sự việc xảy ra, rủi ro xảy ra, nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản.
3. Mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp là giá trị quy đổi thành tiền về tài sản và vốn bị tổn thất thực tế tại thời điểm lập biên bản.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều hành Quỹ được thuê các tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định để đánh giá mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp.
Theo quy định trên, khi doanh nghiệp gặp rủi ro, quỹ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bên có liên quan gồm Quỹ, doanh nghiệp và các cơ quan có chức năng, thẩm quyền tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá về rủi ro và lập biên bản xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp.
Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?