Doanh nghiệp FDI có cần phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh nếu muốn mở rộng quyền kinh doanh không?
Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 như sau:
Thương nhân
1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
...
Đồng thời căn cứ tại Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.
Theo đó, thương nhân nước ngoài là thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên) được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Doanh nghiệp FDI phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh nếu muốn mở rộng quyền kinh doanh đúng không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp FDI phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh nếu muốn mở rộng quyền kinh doanh đúng không?
Đối với vướng mắc trên, Bộ Công thương đã có Công văn 2095/BCT-KHTC năm 2023 hướng dẫn trường hợp tương tự đối với Công ty TNHH Sojitz Việt Nam như sau:
Theo Giấy phép kinh doanh số 0307636500/KD-0317 do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cấp điều chỉnh lần 2 ngày 02/12/2019, Công ty đã được cấp phép thực hiện:
- Hoạt động môi giới thương mại, đại diện thương nhân giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài trong việc tiến hành hoạt động mua bán các hàng hóa mà Công ty TNHH Sojitz Việt Nam được thực hiện quyền phân phối tại Việt Nam.
Bộ Công thương căn cứ vào các quy định sau để giải đáp vấn đề trên:
2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
3. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”.
Tuy nhiên, quy định Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận là nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định về Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Về vấn đề doanh nghiệp FDI phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh nếu muốn hoạt động kinh doanh khác với nội dung trên Giấy phép kinh doanh hay không thì theo nguyên tắc, Công ty được thực hiện hoạt động môi giới, đại diện thương nhân giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài theo đúng quy định của Giấy phép kinh doanh và quy định của Luật Thương mại về “thương nhân” và “thương nhân nước ngoài”.
Trong trường hợp Công ty có nhu cầu thực hiện hoạt động môi giới thương mại, đại diện thương nhân có nội dung/đối tượng khác với quy định tại Giấy phép kinh doanh, Công ty cần thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh theo đúng quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Doanh nghiệp FDI thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh theo trình tự thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về trình tự thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh như sau:
Trình tự điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
2. Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép,
Như vậy, doanh nghiệp FDI thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Cơ quan cấp Giấy phép.
Bước 2: Thực hiện theo quy định về trình tự cấp Giấy phép kinh doanh tại Điều 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP
Bước 3: Nhận kết quả và hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép,
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?
- Tải mẫu báo cáo tổng kết khu dân cư cuối năm mới nhất? Báo cáo tổng kết khu dân cư cuối năm là gì?
- Mẫu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào?