Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng hai chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 trong cùng năm tài chính hay không?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng hai chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 trong cùng năm tài chính hay không?
- Chuẩn mực kế toán nào được áp dụng khi thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 133?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có được lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán khi áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hay không?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng hai chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 trong cùng năm tài chính hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định như sau:
Nguyên tắc chung
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại Thông tư này để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
3. Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này thì được áp dụng Thông tư này cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.
Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 hoặc Thông tư 133. Tuy nhiên việc áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng hai chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 trong cùng năm tài chính hay không?
Chuẩn mực kế toán nào được áp dụng khi thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 133?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định như sau:
Áp dụng chuẩn mực kế toán
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện Chế độ kế toán ban hành theo Thông tư này và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan, ngoại trừ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam sau
Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 133 và các chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan, ngoại trừ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm:
CM số 11 - Hợp nhất kinh doanh; CM số 19 - Hợp đồng bảo hiểm; CM số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự;CM số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con; CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ; CM số 28 - Báo cáo bộ phận; CM số 30 - Lãi trên cổ phiếu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có được lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán khi áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định như sau:
Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có được lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện theo quy định của Luật Kế toán 2015 và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?