Doanh nghiệp siêu nhỏ có được lựa chọn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 132 hay không?
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có được lựa chọn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 132 hay không?
- Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 133 bao gồm những thành phần nào?
- Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132 bao gồm những thành phần nào?
Doanh nghiệp siêu nhỏ có được lựa chọn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 132 hay không?
(1) Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế
Căn cứ Điều 13 Thông tư 132/2018/TT-BTC có quy định như sau:
Hệ thống báo cáo tài chính
1. Hàng năm, các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế phải lập các báo cáo tài chính và phụ biểu báo cáo tài chính theo danh mục sau đây:
2. Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính và các phụ biểu báo cáo tài chính tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 5 “Biểu mẫu báo cáo tài chính và phương pháp lập báo cáo tài chính” ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài các báo cáo tài chính quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng báo cáo tài chính quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 để phục vụ công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
(2) Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC có quy định như sau:
Báo cáo tài chính
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện các báo cáo theo quy định của pháp luật thuế. Thời gian lập và nộp báo cáo thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.
3. Ngoài báo cáo theo quy định của pháp luật về thuế, căn cứ vào các thông tin về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tiền lương và các khoản nộp theo lương,... các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lập các báo cáo kế toán phục vụ cho quản trị, điều hành doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu lựa chọn áp dụng chế độ kế toán quy định tại Chương II Thông tư này để phục vụ cho nhu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vẫn lập báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính được lập không phải nộp cho cơ quan thuế mà được bảo quản, lưu trữ theo quy định và sử dụng tại doanh nghiệp để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, hiện nay các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Thông tư 132/2018/TT-BTC.
Trong đó, cần lưu ý là doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
Doanh nghiệp siêu nhỏ có được lựa chọn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 132 hay không? (Hình từ Internet)
Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 133 bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:
Hệ thống báo cáo tài chính
...
3. Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 - DNSN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNSN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DNSN
Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Theo đó, Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 133 bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 - DNSN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNSN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DNSN
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132 bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 132/2018/TT-BTC có quy định như sau:
Hệ thống báo cáo tài chính
1. Hàng năm, các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế phải lập các báo cáo tài chính và phụ biểu báo cáo tài chính theo danh mục sau đây:
Theo đó, Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế theo Thông tư 132 bao gồm:
(1) Báo cáo tài chính
- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 - DNSN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNSN
(2) Phụ biểu báo cáo tài chính
- Bảng cân đối tài khoản Mẫu số F01- DNSN
- Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN Mẫu số F02- DNSN
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?