Đội quân nhà Phật là gì? Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
Đội quân nhà Phật là gì? Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 4 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979 - 07/01/2024) TẢI VỀ nêu rõ:
IV. Phát huy tinh thần chiến thắng, không ngừng vun đắp mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng phát triển
1. Việt Nam giúp đỡ Campuchia ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại và hồi sinh đất nước
Sau thắng lợi vĩ đại ngày 7/01/1979, tuy bộ máy thống trị của tập đoàn Pol Pot từ Trung ương đến cơ sở đã bị đánh đổ nhưng tàn quân Pol Pot còn khoảng 4 vạn tên do bọn đầu sỏ chỉ huy rút chạy ẩn náu ở các vùng biên giới phía Tây, Tây Bắc Campuchia và một số nơi trong nội địa, dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài tiếp tục chống phá cách mạng. Chúng đẩy mạnh các hoạt động chính trị, ngoại giao, hàng tạo sức ép đẩy Quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia trong khi lực lượng cách mạng của nước bạn còn yếu; chủng hy vọng phản công chiếm lại Thủ đô Phnôm Pênh với do tưởng lập lại chính quyền diệt chủng.
Ngày 18/02/1979, tại Thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Heng Samrin thay một Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Hai bên cam kết hết lòng ủng hộ, giúp đo lẫn nhau về mọi mặt, bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc lao động hòa bình của nhân dân mỗi nước.
Thực hiện những cam kết ghi trong Hiệp ước, sau ngày chiến thắng, Đảng, Nhà muốn, Quân đội và nhân dân Việt Nam lại tiếp tục sát cánh cùng các lực lượng yêu nước và nhân dân Campuchia ngăn chặn sự quay trở lại của chế độ diệt chủng, mang lại sự hồi sinh cho đất nước Chùa Tháp, vì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Trong 10 năm (1979 - 1989) Việt Nam đồng thời thực hiện 3 nhiệm vụ tại Campuchia: 1) Giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia vừa xây dựng lực lượng, vừa phối hợp chiến đấu truy quét tàn quân Pol Pot ở các vùng biên giới phía Tây, Tây Bắc và nội địa; 2) Giúp bạn xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền cách mạng, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp; 3) Cử hàng ngân cán bộ, chuyên gia cùng với các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở lại tiếp tục giúp cách mạng và nhân dân Campuchia ổn định, hồi phục trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục. giao thông vận tải, y tế.... chăm lo đời sống nhân dân
10 năm làm nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã thể hiện rõ ý chí kiên cường, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia, vượt qua những thử thách cam go. hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên đất bạn vì nghĩa vụ quốc tế cao cả. Người dân Campuchia đã trìu mến gọi những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam là bộ đội nhà Phật. Khi tình hình Campuchia đi vào ổn định, ngày 26/9/1989, trước sự chứng kiến của truyền thông quốc tế, các đơn vị cuối cùng của Quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước trong sự lưu luyến của nhân dân xứ Chùa Tháp.
Ngày quân tình nguyện Việt Nam về nước, báo Pracheachon của Campuchia ra xã luận viết: “Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này, có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khẳng định: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay, dứt khoát là thế.”
Theo đó, người dân Campuchia đã trìu mến gọi những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam là bộ đội nhà Phật. Khi tình hình Campuchia đi vào ổn định, ngày 26/9/1989, trước sự chứng kiến của truyền thông quốc tế, các đơn vị cuối cùng của Quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước trong sự lưu luyến của nhân dân xứ Chùa Tháp.
Như vậy, Đội quân nhà Phật là tên gọi do người dân Campuchia dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Đội quân nhà Phật là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đội quân nhà Phật là gì? Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)
Ngày 22 tháng 12 năm 1944 là ngày gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 về Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945) như sau:
Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”[3]; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[4]. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 07 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Phần II Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 nêu rõ:
II. CHỦ ĐỀ VÀ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Chủ đề tuyên truyền
“QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ, TINH, GỌN, MẠNH, TIẾN LÊN HIỆN ĐẠI”
...
Như vậy, Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) là "Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?