Đối tượng của quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là ai? Có mấy quy tắc ứng xử trong lĩnh vực nghệ thuật?
- Đối tượng của quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là ai?
- Mục đích của việc ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là gì?
- Có mấy quy tắc ứng xử đối với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được đề ra?
- Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng của nghệ sĩ như thế nào?
- Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả của nghệ sĩ như thế nào?
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử thì bị phạt bao nhiêu?
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 về quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ngày 13/12/2021.
Đối tượng của quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là ai?
Theo Điều 2 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 có nội dung như sau:
+ Đối tượng của bộ quy tắc là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung.
+ Phạm vi áp dụng là những hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật trong hoạt động nghề nghiệp, đối với đồng nghiệp, công chúng, khán giả, khi tham gia các hoạt động xã hội, khi tham gia báo chí, truyền thông và không gian mạng.
Như vậy, dù hoạt động tự do nhưng có hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung thì vẫn là đối tượng áp dụng của bộ quy tắc ứng xử nêu trên.
Mục đích của việc ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là gì?
Theo Điều 1 của Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 đã nhấn mạnh mục đích ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, thống nhất nhận thức, hành động của người hoạt động nghệ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội.
Quy tắc nhằm khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp theo tinh thần “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, đồng thời, góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đối tượng của quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là ai? Có mấy quy tắc ứng xử trong lĩnh vực nghệ thuật?(Hình internet)
Có mấy quy tắc ứng xử đối với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được đề ra?
Cụ thể, tại Chương II của Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 đã quy định cụ thể 06 quy tắc ứng xử đối với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như sau:
- Một là quy tắc ứng xử chung
- Hai là quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp
- Ba là quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp
- Bốn là quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả
- Năm là quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng
- Sáu là quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác
Quy tắc ứng xử được phổ biến đến tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng của nghệ sĩ như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 8 của Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 thì người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phải tuân thủ quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng như sau:
- Cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.
- Không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tính ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.
- Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả của nghệ sĩ như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 7 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 thì người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phải tuân thủ quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả như sau:
- Tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật.
- Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật với công chúng, khán giả.
- Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức.
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;
...
8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn, thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;
...
Như vậy, đối với việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử có thể bị phạt lên đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng với cá nhân. Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần cá nhân (khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?