Đối tượng không được tăng lương hưu từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 2018?
Đối tượng không được tăng lương hưu từ 1/7/2024
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Theo mục tiêu cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27-NQ/TW, khi thực hiện chính cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng. Điều này giúp mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của nhóm này cũng tăng theo.
Hiện nay, lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, nếu tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thì lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước thuộc diện được tăng tiền lương cũng sẽ tăng theo.
Ngoài ra, có khoảng 36 đơn vị của một số ngành đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù. Trong đó, ước tính có khoảng 134.284 cán bộ công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước này.
Căn cứ Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, dự kiến, các đơn vị này khi cải cách tiền lương sẽ không được tiếp tục hưởng lương đặc thù, nhiều khả năng, tiền lương sau cải cách tiền lương cũng sẽ giảm.
Do đó, 134.284 cán bộ công chức sắp tới không được tăng lương khi cải cách tiền lương là những cán bộ công chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù.
Như vậy, tiền lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Gỉa sử số năm đóng BHXH không đổi thì đối tượng nào tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH vì được cải cách lương thì sẽ được tăng tiền lương hưu được nhận và ngược lại. Do đó, dự kiến có 02 nhóm đối tượng không được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 gồm:
- Người lao động ngoài nhà nước (trong trường hợp không tăng lương thối thiểu vùng từ 1/7/2024).
- 134.284 cán bộ công chứ thuộc các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù.
Xem thêm: Mức lương hưu thấp nhất sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024
Đối tượng không được tăng lương hưu từ 1/7/2024 (Hình từ Internet)
Đối tượng được tăng lương hưu từ 1/7/2024
Bên cạnh các đối tượng không được tăng lương hưu thì những đối tượng sau đây được tăng lương hưu từ 1/720/24. (Xem chi tiết tại đây)
Điều kiện hưởng lương hưu 2024
Điều kiện hưởng lương hưu 2024 được quy định tại tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?