Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
- Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
- Nguyên tắc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng là gì?
- Nguồn kinh phí cho chính sách hỗ trợ đoàn viên người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng là từ đâu?
Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
Ngày 16/01/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
Căn cứ tại Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 có nội dung như sau:
Đối tượng áp dụng
- Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022.
- Các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
- Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Văn phòng, Văn phòng Ủy ban kiểm tra, các ban của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Theo đó, cụ thể thì đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành gồm:
- Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022.
- Các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 có quy định nguyên tắc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng như sau:
- Với mỗi trường hợp, người lao động được chi trả hỗ trợ một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Trường hợp đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau theo Quy định này thì chỉ được hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
- Trường hợp đoàn viên, người lao động đã được hưởng chính sách hỗ trợ ở mức thấp, sau đó chuyển thành đối tượng được hỗ trợ ở mức cao hơn theo Quy định này thì được hưởng tiếp phần chênh lệch giữa 2 mức hỗ trợ.
- Trường hợp đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ theo Quy định này nhưng đã được hưởng hỗ trợ tương tự từ các cấp công đoàn trước ngày Quy định này có hiệu lực với mức thấp hơn theo Quy định này thì được hưởng tiếp phần chênh lệnh giữa 02 chính sách hỗ trợ.
- Tổng số tiền mà đoàn viên, người lao động hưởng hỗ trợ theo Quy định này tối đa bằng mức hỗ trợ của chính sách cao nhất.
- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có các hành vi lợi dụng việc hỗ trợ theo Quy định này để trục lợi. Nếu có hành vi vi phạm, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ phải bồi thường và xem xét xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nguồn kinh phí cho chính sách hỗ trợ đoàn viên người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng là từ đâu?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 có quy định như sau:
Kinh phí hỗ trợ
Kinh phí thực hiện hỗ trợ đoàn viên, người lao động được chi từ nguồn tài chính của công đoàn cấp trên cơ sở như sau:
1. Giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chi từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có; trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn thì Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện cấp bù cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tại cấp 2 và cấp 3 đến thời điểm chi hỗ trợ dưới 15 tỷ đồng, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét hỗ trợ.
Theo đó, Kinh phí thực hiện hỗ trợ đoàn viên, người lao động được chi là từ nguồn tài chính của công đoàn cấp trên cơ sở, cụ thể thì:
- Giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chi từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có;
Trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn thì Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện cấp bù cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tại cấp 2 và cấp 3 đến thời điểm chi hỗ trợ dưới 15 tỷ đồng, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?