Đối tượng nào được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia?
- Đối tượng nào được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia?
- Điều kiện hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
- Mức vay của chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là bao nhiêu?
- Việc vay vốn theo chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Đối tượng nào được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định như sau:
Chính sách tín dụng ưu đãi
1. Chính sách tín dụng ưu đãi cho dự án dược liệu quý được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 26 đến Điều 31 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.
2. Phương án vay vốn, hồ sơ vay vốn, quy trình thủ tục vay vốn tín dụng ưu đãi đối với từng dự án và cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội và các quy định về tín dụng khác.
Tại Điều 26 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về những đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như sau:
- Đối tượng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất kinh doanh) hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, tham gia vào Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý (sau đây gọi là Dự án vùng trồng dược liệu quý), Dự án trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao (sau đây gọi là Dự án trung tâm nhân giống) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là những cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, có từ 50% tổng số lao động là người dân tộc thiểu số và tham gia dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý.
Đối tượng nào được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia?
Điều kiện hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như sau:
- Được thành lập, hoạt động hợp pháp, có phương án đầu tư và sử dụng vốn vay để tham gia Dự án vùng trồng dược liệu quý, Dự án trung tâm nhân giống được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Được Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia thẩm định phương án vay vốn trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Mức vay của chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 29 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức cho vay
1. Tổng mức cho vay không vượt quá 45% tổng mức đầu tư dự án và không vượt quá 96 tỷ đồng đối với Dự án vùng trồng dược liệu quý, không vượt quá 92 tỷ đồng đối với Dự án trung tâm nhân giống.
2. Mức cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Dự án trung tâm nhân giống và Dự án vùng trồng dược liệu quý do Ngân hàng Chính sách xã hội xác định cho vay căn cứ phương án sử dụng vốn và quyết định phê duyệt thực hiện dự án của cơ quan có thẩm quyền, nhưng không vượt quá 45% mức đầu tư của cơ sở sản xuất kinh doanh khi tham gia vào dự án.
Theo như quy định trên thì tổng mức vay của chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia không được vượt quá 45% tổng mức đầu tư của dự án.
Việc vay vốn theo chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc cho vay vốn và vay vốn
1. Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đúng đối tượng, đủ điều kiện, rõ ràng, công khai, minh bạch; rà soát để hướng dẫn nguyên tắc lựa chọn áp dụng chính sách vay vốn theo quy định tại Nghị định này hoặc lựa chọn áp dụng chính sách vay vốn có mức ưu đãi cao nhất đối với khách hàng đủ điều kiện vay vốn của nhiều chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mục đích về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chi phí học nghề.
2. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng vay vốn tại Nghị định này và đủ điều kiện vay vốn của nhiều chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mục đích sản xuất kinh doanh thì được lựa chọn vay vốn tại một hoặc nhiều chương trình tín dụng nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định trong từng thời kỳ.
Như vậy, việc vay vốn và cho vay vốn theo chính sách tín dụng ưu đãi đối với dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phải đảm bảo được thực hiện theo các nguyên tắc như trên.
Thông tư 10/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 22/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?