Đối tượng nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm? Điều kiện để được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là gì?
Đối tượng nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Căn cứ vào Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Theo như quy định trên thì đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm gồm có:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
- Người lao động
Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số cũng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm nhưng mức lãi suất sẽ thấp hơn so với bình thường.
Đối tượng nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm? Điều kiện để được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là gì?
Điều kiện để được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là gì?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Theo như quy định trên thì doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sẽ được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi đầy đủ các điều kiện như có dự án vay vốn khả thi, dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và có bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh đó, người lao động sẽ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi đáp ứng các điều kiện như có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút lao động và có nơi cứ trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án.
Thẩm định hồ sơ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 29 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn
1. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
2. Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:
a) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Như vậy, đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vay vốn thì Ngân hàng chính sách xã hội địa phương tiến hành thẩm định hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ vay vốn, ngân hàng chính sách xã hội địa phương thẩm định hồ sơ và trình thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình phê duyệt hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?