Đối tượng nào phải điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV? Biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để dự phòng lây nhiễm HIV là gì?
- Đối tượng nào phải điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV?
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV như thế nào?
- Biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để dự phòng lây nhiễm HIV là những biện pháp nào?
- Tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV như thế nào?
Đối tượng nào phải điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 63/2021/NĐ-CP quy định đối tượng phải điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV bao gồm:
- Người có quan hệ tình dục đồng giới.
- Người chuyển đổi giới tính.
- Người sử dụng ma túy.
- Người bán dâm.
- Vợ, chồng người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng nêu trên
- Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
Đối tượng nào phải điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV? Biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để dự phòng lây nhiễm HIV? (Hình từ Internet)
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 63/2021/NĐ-CP quy định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV như sau:
- Cơ sở quản lý tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định 63/2021/NĐ-CP. Trường hợp cơ sở quản lý không đủ điều kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV, cơ sở quản lý có văn bản đề nghị cơ sở được chỉ định để phối hợp tổ chức điều trị cho đối tượng quản lý.
- Việc điều trị, lập Hồ sơ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
- Cơ sở quản lý đủ điều kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV có trách nhiệm lập hồ sơ điều trị cho đối tượng quản lý. Trường hợp cơ sở quản lý không đủ điều kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV, cơ sở quản lý có văn bản đề nghị cơ sở được chỉ định để phối hợp lập hồ sơ điều trị cho đối tượng quản lý.
Biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để dự phòng lây nhiễm HIV là những biện pháp nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 63/2021/NĐ-CP quy định biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm:
- Áp dụng các biện pháp vô khuẩn, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn khi tiếp xúc với máu, dịch sinh học; khi chăm sóc, điều trị với người bệnh mà không phân biệt bệnh được chẩn đoán và các biện pháp dự phòng bổ sung theo đường lây.
- Các đồ vải nhiễm khuẩn, có máu và dịch tiết sinh học phải được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng.
- Mẫu vật của đối tượng quản lý nhiễm HIV chết được xử lý theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
- Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
Tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 63/2021/NĐ-CP quy định tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV như sau:
- Cơ sở tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV bao gồm:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Cơ sở y tế khác.
- Điều kiện tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV đối với cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 63/2021/NĐ-CP:
+ Phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
+ Bác sỹ hoặc y sỹ thực hiện việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và có chứng nhận đã qua tập huấn, đào tạo về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV do cơ sở có chức năng đào tạo cấp.
- Điều kiện tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV đối với cơ sở quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 63/2021/NĐ-CP như sau:
+ Có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp để phục vụ cho việc điều trị đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
+ Có bác sỹ hoặc y sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua tập huấn, đào tạo về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV do cơ sở có chức năng đào tạo cấp.
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?