Đối tượng nào sẽ được cải cách tiền lương 2024? Thực hiện xếp lương theo vị trí việc làm đúng không?
Đối tượng nào sẽ được cải cách tiền lương 2024?
Phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh về việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương như sau:
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Như vậy, rất có thể việc cải cách tiền lương sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, căn cứ tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về quan điểm chỉ đạo đối với cải cách tiền lương như sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
1. Quan điểm chỉ đạo
...
1.3. Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
1.4. Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Đồng thời, tại tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng xác định các nội dung cải cách trọng tâm như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
....
3.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Như vậy theo các nội dung nêu trên thì đối tượng được thực hiện chính sách cải cách tiền lương 2024 bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
- Người lao động trong doanh nghiệp.
Đối tượng nào sẽ được cải cách tiền lương 2024? Thực hiện xếp lương theo vị trí việc làm đúng không? (Hình từ Internet)
Thực hiện xếp lương theo vị trí việc làm đúng không?
Căn cứ khoản 1.3 tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về quản điểm chỉ đạo đối với cải cách tiền lương trong khu vực công như sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
1. Quan điểm chỉ đạo
...
1.3. Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Như vậy, đối với khu vực công, cán bộ công chức viên chức, lực lương vũ trang sẽ bắt đầu được xếp lương theo bảng lương mới. Cụ thể, tiến hành xếp lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
Cơ cấu tiền lương mới bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Cải cách tiền lương sẽ làm tăng hay giảm lương?
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), tại khoản 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng,
Đối với người lao động trong doanh nghiệp, tại khoản 3.2 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ như sau:
Nội dung cải cách
...
3.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
...
b) Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
Như vậy, về cơ bản, việc cải cách tiền lương sẽ không làm giảm lương. Cụ thể, lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong khu vực công sau cải cách sẽ đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Đối với người lao động trong doanh nghiệp, mức lương sẽ do từng doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên cũng đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?