Đối với các loại hợp đồng dân sự mà không phải hợp đồng tín dụng thì có được áp dụng thời hiệu khởi kiện 03 năm hay không?
- Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện?
- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là bao lâu?
- Quy định về việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án như thế nào?
- Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự trong tố tụng dân sự là bao lâu?
- Đối với các loại hợp đồng dân sự mà không phải hợp đồng tín dụng thì có được áp dụng thời hiệu khởi kiện 03 năm hay không?
Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện?
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện như sau:
“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.”
Như vậy trong trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác hoặc tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là bao lâu?
Căn cứ Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:
“Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Đối với các loại hợp đồng dân sự mà không phải hợp đồng tín dụng thì có được áp dụng thời hiệu khởi kiện 03 năm hay không?
Quy định về việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án như thế nào?
Căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án như sau:
- Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
- Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
- Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự trong tố tụng dân sự là bao lâu?
Căn cứ Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
“Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”
Như vậy, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Đối với các loại hợp đồng dân sự mà không phải hợp đồng tín dụng thì có được áp dụng thời hiệu khởi kiện 03 năm hay không?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Công văn 02/TANDTC-PC năm 2021 trả lời về vấn đề trên thì đối với các tranh chấp về quyền sở hữu, đòi lại tài sản thì Tòa án không áp dụng thời hiệu không phụ thuộc vào việc một bên hoặc các bên có hay không có yêu cầu áp dụng thời hiệu. Đối với các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự như hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân, tập thể với nhau (không phải là hợp đồng tín dụng) thì thời hiệu khởi kiện áp dụng theo quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 184 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?