Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là mẫu nào?
- Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là mẫu nào?
- Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ gồm những gì?
- Điều kiện để được thực hiện chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ ra sao?
- Ai là người có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là mẫu nào?
Căn cứ Nghị định 24/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được lập theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP.
Tải Mẫu Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp Tại đây.
Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ gồm những gì?
Căn cứ khoản 4 tiểu mục I Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022, hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được thực hiện như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị
- Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- Đề án chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp
(2) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ gửi Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
- Bước 2: Quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định chia, tách, sáp nhập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều kiện để được thực hiện chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ ra sao?
Điều kiện để được thực hiện chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được dựa trên quy định tại điểm 4.10 khoản 4 tiểu mục I Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022.
Cụ thể như sau:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp sau chia, tách, sáp nhập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định;
+ Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2;
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm giáo dục nghề nghiệp vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2;
+ Vốn đầu tư là nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng.
Như vậy, việc chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ phải tuân theo các điều kiện nêu trên.
Ai là người có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.
Theo như quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan ngang bộ nào thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đó sẽ có thẩm quyền quyết định thành lập .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?