Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán trong hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ có cần phải giống nhau?
- Chi phí dự thầu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào?
- Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán trong hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có cần phải giống nhau?
- Giá dự thầu phải bao gồm toàn bộ thuế, phí, lệ phí áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu?
Chi phí dự thầu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn chi phí dự thầu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo đó:
Nhà thầu phải chịu các chi phí liên quan đến quá trình tham dự thầu. Trong mọi trường hợp, Bên mời thầu không chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.
Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán trong hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có cần phải giống nhau?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán trong hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
- Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán phải giống nhau và theo quy định tại BDL. Một hạng mục công việc cụ thể thì được chào bằng một loại đồng tiền.
- Các chi phí trong nước phải được thanh toán bằng VND, các chi phí bên ngoài lãnh thổ Việt Nam được thanh toán bằng đồng tiền theo quy định tại Mục 14.1 CDNT.
Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán trong hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ có cần phải giống nhau? (Hình từ internet)
Giá dự thầu phải bao gồm toàn bộ thuế, phí, lệ phí áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn giá dự thầu và giảm giá trong hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
"13. Giá dự thầu và giảm giá
13.1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu chào trong đơn dự thầu (chưa bao gồm giảm giá), bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu. Giá dự thầu và giảm giá (bao gồm tất cả các loại giảm giá) phải tuân thủ các quy định tại Mục này.
13.2. Nhà thầu phải chào đơn giá cho từng hạng mục công việc theo phạm vi công việc tại Mẫu số 22A, Mẫu số 22B hoặc Mẫu số 22C Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Trường hợp tại cột “Đơn giá dự thầu” và cột “Thành tiền” nhà thầu bỏ trông hoặc ghi là “0” thì được coi là nhà thầu đã phân bố giá của hạng mục công việc này vào hạng mục công việc khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các hạng mục công việc theo thiết kế bảo đảm chất lượng, tiến độ.
13.3, Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì phải đề xuất riêng trong thư giảm giá hoặc giảm giá trực tiếp trong đơn dự thầu. Thư giảm giá có thể được nộp cùng với HSDT hoặc nộp riêng song phải đảm bảo Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp thư giảm giá được nộp cùng với HSDT thì bảng kê thành phần HSDT của nhà thầu phải có thư giảm giá. Trường hợp thư giảm giá được nộp riêng thì phải đúng thư giảm giá trong túi có niềm phong, ghi rõ “Thư giảm giá” (cách niêm phong do nhà thầu tự quy định) tuân thủ theo quy định tại Mục 20.2 và Mục 20.3 CDNT. Thư giảm giá sẽ được Bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT và được mở đồng thời cùng HSDT của nhà thầu. Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dụng và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêutrong cột “Mô tả công việc mời thầu”. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá, được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”, không bao gồm chi phí dự phòng. Giá trị giảm giá được tính trên giá dự thầu sau khi đã trừ đi chi phí dự phòng (nếu có).
13.4. Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định.
13.5, Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về giá dự thầu để thực hiện các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT. Trường hợp HSDT có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về tính khả thi của đơn giá khác thường để theo quy định tại Mục 26 CDNT. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì Bên mời thầu không chấp nhận đơn giá chào thầu đó, đồng thời coi đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thiếu của HSDT so với yêu cầu của HSMT theo quy định tại Mục 31.2 CDNT. Việc hiệu chỉnh sai lệch chỉ nhằm mục đích so sánh các HSDT.”
Như vậy, đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán phải giống nhau và theo quy định tại BDL và một hạng mục công việc cụ thể thì được chào bằng một loại đồng tiền.
Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?