Dự án đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông của những hoạt động nào thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông
...
2. Nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông là một phần trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đánh giá định lượng cụ thể các tác động đến việc bảo đảm sự ổn định của bờ sông và các vùng đất ven sông; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ trong mùa lũ; diễn biến bồi lắng, sạt lở lòng, bờ bãi sông; sự suy giảm mực nước sông trong mùa cạn và ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác nước trên sông;
b) Nội dung đánh giá theo quy định tại điểm a khoản này phải được thực hiện với các phương án khai thác cát, sỏi, nạo vét, khơi thông luồng, kè bờ, san, lấp, lấn sông, xây dựng công trình trên sông, ven sông khác nhau (sau đây gọi tắt là các phương án thực hiện) tương ứng với từng kịch bản về dòng chảy lũ, kiệt khác nhau, bao gồm cả kịch bản bất lợi nhất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
c) Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động phải luận chứng, thuyết minh làm rõ việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ bảo vệ lòng bờ, bãi sông theo quy định của Nghị định này và lựa chọn, đề xuất phương án thực hiện, bao gồm phạm vi, quy mô, thời gian thực hiện và các cam kết trong quá trình thực hiện.
Như vậy theo quy định trên nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đánh giá định lượng cụ thể các tác động đến việc bảo đảm sự ổn định của bờ sông và các vùng đất ven sông; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ trong mùa lũ; diễn biến bồi lắng, sạt lở lòng, bờ bãi sông; sự suy giảm mực nước sông trong mùa cạn và ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác nước trên sông.
- Nội dung đánh giá như trên phải được thực hiện với các phương án khai thác cát, sỏi, nạo vét, khơi thông luồng, kè bờ, san, lấp, lấn sông, xây dựng công trình trên sông, ven sông khác nhau tương ứng với từng kịch bản về dòng chảy lũ, kiệt khác nhau, bao gồm cả kịch bản bất lợi nhất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động phải luận chứng, thuyết minh làm rõ việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ bảo vệ lòng bờ, bãi sông theo quy định của Nghị định 23/2020/NĐ-CP và lựa chọn, đề xuất phương án thực hiện, bao gồm phạm vi, quy mô, thời gian thực hiện và các cam kết trong quá trình thực hiện.
Dự án đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông của những hoạt động nào thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường? (Hình từ Internet)
Dự án đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông của những hoạt động nào thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 23/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Thẩm định nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông
1. Việc thẩm định nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông được thực hiện đồng thời với việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xem xét xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án. Kết quả thẩm định phải phân tích, đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu tại Nghị định này và đề xuất nội dung chấp thuận phương án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xem xét xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông có trách nhiệm thẩm định nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, cụ thể như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận phương án thực hiện đối với các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với dự án phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông thuộc các trường hợp sau đây trên các sông liên tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và chấp thuận phương án thực hiện, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:
- Khai thác cát, sỏi, nạo vét, khơi thông luồng trên đoạn sông liên tỉnh là ranh giới giữa 02 tỉnh trở lên hoặc trên các đoạn sông liên tỉnh khác có phạm vi không quá 05 km kể từ ranh giới giữa 02 tỉnh về phía thượng lưu, hạ lưu;
- Kè bờ, lấn sông trên các đoạn sông liên tỉnh là ranh giới giữa 02 tỉnh; kè bờ, lấn sông trên các đoạn sông liên tỉnh khác có chiều dài dự kiến lấn sông trên 01 km hoặc làm thu hẹp chiều rộng lòng sông quá 5%.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận phương án thực hiện đối với các dự án trên địa bàn thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình, trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì cơ quan đó có thẩm quyền chấp thuận phương án thực hiện đối với các dự án đó, trừ các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
...
Như vậy theo quy định trên những dự án phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông thuộc các trường hợp sau đây trên các sông liên tỉnh, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 23/2020/NĐ-CP:
- Khai thác cát, sỏi, nạo vét, khơi thông luồng trên đoạn sông liên tỉnh là ranh giới giữa 02 tỉnh trở lên hoặc trên các đoạn sông liên tỉnh khác có phạm vi không quá 05 km kể từ ranh giới giữa 02 tỉnh về phía thượng lưu, hạ lưu.
- Kè bờ, lấn sông trên các đoạn sông liên tỉnh là ranh giới giữa 02 tỉnh; kè bờ, lấn sông trên các đoạn sông liên tỉnh khác có chiều dài dự kiến lấn sông trên 01 km hoặc làm thu hẹp chiều rộng lòng sông quá 5%.
Dự án đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông của những hoạt đông trên đây thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hoạt động khai thác cát, sỏi ở lòng sông phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định yêu cầu đói với hoạt động khai thác cát, sỏi ở lòng sông như sau:
- Ranh giới khu vực khai thác phải cách mép bờ một khoảng cách an toàn tối thiểu phù hợp với chiều rộng tự nhiên của lòng sông, đặc điểm địa hình, địa chất, mức độ ổn định của bờ sông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quyết định.
- Độ dốc đáy của tuyến khai thác tương đương độ dốc tự nhiên của đáy đoạn sông khai thác và đảm bảo không làm thay đổi đột ngột độ dốc của toàn tuyến sông; độ sâu khai thác phải phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất của đoạn sông, bảo đảm không được hình thành các hố xoáy hoặc gia tăng nguy cơ gây mất ổn định bờ sông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quyết định.
- Trường hợp đoạn sông ở khu vực trung du, miền núi bị bồi, lắng theo mùa, căn cứ diễn biến của tình hình bồi, lắng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quyết định yêu cầu cụ thể đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, bảo đảm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ sạt, lở bờ, bãi sông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?