Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công nào có trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản?
Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công nào có trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản?
Căn cứ Mục II Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch khoáng sản) ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TTg năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản được xây dựng căn cứ quy định tại Điều 45 Luật Quy hoạch, bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Dự án đầu tư công
Không có.
2. Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công
a) Thời kỳ quy hoạch 10 năm (2021 - 2030), ưu tiên các dự án đầu tư mới chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken), bao gồm: Dự án điện phân nhôm; dự án sản xuất alumin; dự án sản xuất Pigment (Đioxit titan); dự án tuyển tách quặng cromit và thu hồi khoáng sản đi kèm; dự án tinh luyện kim loại màu; dự án chế biến hợp chất niken; dự án tuyển quặng apatit loại II; dự án chế biến quặng đất hiếm (thủy luyện - chiết tách).
b) Thời kỳ quy hoạch dự báo (2030 - 2050), ưu tiên các dự án đầu tư mới có quy mô lớn, chiến lược, quan trọng như: Dự án điện phân nhôm; dự án luyện titan xốp/titan kim loại; dự án thủy luyện và tách chiết đất hiếm; dự án chế biến hợp chất niken/niken kim loại.
3. Kế hoạch sử dụng đất
...
Theo đó, Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công có trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản gồm 2 thời kỳ:
(1) Thời kỳ quy hoạch 10 năm (2021 - 2030):
Ưu tiên các dự án đầu tư mới chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken), bao gồm:
- Dự án điện phân nhôm; dự án sản xuất alumin;
- Dự án sản xuất Pigment (Đioxit titan);
- Dự án tuyển tách quặng cromit và thu hồi khoáng sản đi kèm;
- Dự án tinh luyện kim loại màu;
- Dự án chế biến hợp chất niken;
- Dự án tuyển quặng apatit loại II;
- Dự án chế biến quặng đất hiếm (thủy luyện - chiết tách).
(2) Thời kỳ quy hoạch dự báo (2030 - 2050):
Ưu tiên các dự án đầu tư mới có quy mô lớn, chiến lược, quan trọng như:
- Dự án điện phân nhôm;
- Dự án luyện titan xốp/titan kim loại;
- Dự án thủy luyện và tách chiết đất hiếm;
- Dự án chế biến hợp chất niken/niken kim loại.
Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công nào có trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản? (Hình từ Internet)
Giải pháp huy động vốn theo Quyết định 333/QĐ-TTg năm 2024 là gì?
Căn cứ tiết h tiểu mục 4 Mục II Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TTg năm 2024 quy định giải pháp huy động vốn như sau:
Vốn đầu tư cho các dự án thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản ngoài một phần vốn của ngân sách nhà nước, chủ yếu do doanh nghiệp tự bảo đảm bằng nguồn vốn tự có, vốn vay thương mại (chủ yếu) trên thị trường tài chính, vốn huy động từ các nguồn khác như thị trường chứng khoán,... cụ thể:
- Ngân sách nhà nước
+ Đầu tư vốn cho các đề án điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản; thăm dò đối với một số loại khoáng sản độc hại, phóng xạ.
+ Lập, điều chỉnh, xây dựng và quản lý dữ liệu về quy hoạch khoáng sản.
+ Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến khoáng sản nhằm sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo phù hợp với Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Xây dựng và triển khai các chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản (ngoài Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
- Huy động vốn trên thị trường quốc tế: Một số dự án đặc biệt, có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thí điểm đầu tư chế biến sâu làm tiền đề phát triển chuỗi sản xuất đồng bộ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên có quy mô lớn, Chính phủ sẽ xem xét hỗ trợ doanh nghiệp thông qua bảo lãnh vay vốn theo quy định pháp luật.
- Huy động các nguồn vốn khác: Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Chi tiết vốn cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản nêu tại Phụ lục V kèm theo Quyết định số 866/QĐ-TTg 2023.
>> Xem chi tiết vốn cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản: Tải
Yêu cầu của Kế hoạch Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản là gì?
Căn cứ Mục I Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TTg năm 2024 nêu rõ yêu cầu như sau:
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; tuân thủ, kế thừa các Nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, các quy hoạch ngành và kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành liên quan đã được phê duyệt;
- Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt trong triển khai thực hiện các dự án theo từng thời kỳ, phù hợp với bối cảnh và nguồn lực quốc gia.
- Thể hiện sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện Quy hoạch khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?