Dự án khai thác khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản có phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hay không?
Dự án khai thác khoáng sản có phải được chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư 2020 (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 và điểm b khoản này được sửa đổi bởi cùng điều khoản trên) quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cụ thể như sau:
(1) Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;
- Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt.
Khai thác khoáng sản
Hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 22/2012/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 68 Nghị định 158/2016/NĐ-CP) quy định về hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
(1) Căn cứ kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản hàng năm đã được phê duyệt, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
(2) Hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản được lập với các nội dung chính sau đây:
- Tên loại khoáng sản, địa điểm khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá;
- Địa điểm, thời gian dự kiến tổ chức phiên đấu giá;
- Thông tin cơ bản về địa chất và khoáng sản; điều kiện khai thác khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; phương thức tham khảo thông tin, tài liệu có liên quan, hiện trạng về cơ sở hạ tầng, sử dụng đất khu vực có khoáng sản được đưa ra đấu giá;
- Giá khởi điểm, tiền đặt trước;
- Quy định về các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá;
- Các biểu mẫu cần có trong hồ sơ đấu giá (đơn đề nghị tham gia đấu giá, những yêu cầu cơ bản về mặt kinh tế - kỹ thuật v.v…).
(3) Trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, cơ quan lập hồ sơ mời đấu giá quy định tại Khoản 1 Điều này gửi kèm theo hồ sơ yêu cầu về công nghệ khai thác, chế biến sâu và sử dụng khoáng sản, gồm các nội dung:
- Phương pháp, yêu cầu công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản tối thiểu phải đạt được;
- Yêu cầu tối thiểu về chất lượng khoáng sản sau khai thác, chế biến;
- Mục đích, địa chỉ sử dụng khoáng sản sau khai thác để cung cấp cho các dự án chế biến khoáng sản đã xác định trong quy hoạch khai thác, sử dụng khoáng sản cùng loại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Việc đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá về tiêu chí vốn chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 được thực hiện như sau:
- Căn cứ suất đầu tư thực tế khi thăm dò loại khoáng sản dự kiến đấu giá ở khu vực chưa có kết quả thăm dò hoặc suất đầu tư thực tế khi khai thác loại khoáng sản dự kiến đấu giá ở khu vực đã có kết quả thăm dò trong điều kiện tương tự, Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán Đề án thăm dò khoáng sản hoặc tổng vốn đầu tư Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
- Dự toán Đề án thăm dò khoáng sản hoặc tổng vốn đầu tư Dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại điểm a khoản 4 Điều này là cơ sở để cơ quan tiếp nhận hồ sơ đánh giá về tiêu chí vốn chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản khi xét chọn hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
Nội dung, hình thức hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 22/2012/NĐ-CP (điểm b khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 68 Nghị định 158/2016/NĐ-CP) quy định về nội dung, hình thức hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải lập hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản và nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá quy định tại Điều 17 Nghị định này.
(2) Văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được lập 01 bộ theo quy định sau đây:
- Bản chính: Đơn đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính kèm theo để đối chiếu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bản giới thiệu năng lực, kinh nghiệm trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; giới thiệu năng lực tài chính và khả năng huy động tài chính
- Đối với khu vực đấu giá đã có kết quả thăm dò khoáng sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có chương trình sơ bộ việc đầu tư khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện dự án nếu trúng đấu giá;
- Đối với khu vực đấu giá chưa thăm dò khoáng sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có kế hoạch sơ bộ về đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện nếu trúng đấu giá.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì căn cứ theo những quy định trên và tại Công văn 2541/CV-TCT ngày 18 tháng 4 năm 2022 hướng dẫn một số nội dung về triển khai, thực hiện dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật các dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải được chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Dự án khai khác khoáng sản (trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản) phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trong trường hợp có đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc chuyển mục đích sử dụng đất. Hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản không có yêu cầu về văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trên đây là những thông tin về dự án khai thác khoáng sản mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
- Công văn 2541/CV-TCT
- khoản 4 Điều 68 Nghị định 158/2016/NĐ-CP
- Điều 16 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP
- khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư 2020
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?