Dự kiến bổ sung thêm nội dung và nghĩa vụ, quyền hạn của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
- Quy định về Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
- Quyền lợi người tiêu dùng được tổ chức xã hội tham gia bảo vệ được bổ sung thêm nội dung nào?
- Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan quản lý nhà nước giao như thế nào?
- Quyền hạn của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
- Nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Quy định về Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, theo đó:
"Điều 27. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Quyền lợi người tiêu dùng được tổ chức xã hội tham gia bảo vệ được bổ sung thêm nội dung nào?
Căn cứ Điều 48 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 2), theo đó quy định:
"Điều 48. Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội
1. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Tổ chức thương lượng, hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Luật này khi có yêu cầu;
c) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng;
d) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
đ) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, dịch vụ do mình thực hiện; thực hiện phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
e) Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch, chương trình, dự án và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
g) Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan quản lý nhà nước giao theo quy định tại Điều 49 Luật này;
h) Tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng;
2. Chính phủ quy định điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."
Theo như nội dung trên thì Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 2) đã bổ sung thêm một nội dung là "Tổ chức thương lượng, hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Luật này khi có yêu cầu" so với Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Dự kiến bổ sung thêm nội dung và nghĩa vụ, quyền hạn của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan quản lý nhà nước giao như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, theo đó quy định:
"Điều 29. Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao
1. Khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ cơ quan nhà nước giao cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện."
Quyền hạn của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Căn cứ Điều 50 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 2), theo đó Quyền hạn của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bao gồm:
- Tham gia các hoạt động kiểm tra liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Được các cơ quan quản lý nhà nước thông báo kết quả tiếp nhận, xử lý, bảo mật thông tin do mình cung cấp, kiến nghị.
- Được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là hội có tính chất đặc thù.
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có phạm vi hoạt động toàn quốc được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng theo quy định của pháp luật.
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức dạy nghề, truyền nghề và tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Theo Điều 51 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 2), theo đó quy định:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Luật này và quy định của pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác trong quá trình thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Thực hiện nhiệm vụ khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
- Không từ chối tư vấn, hỗ trợ những khiếu nại chính đáng của người tiêu dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?