Dự kiến chi hơn 78.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025?
Mục tiêu của Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025?
Mục tiêu của Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được thể hiện tại Mục I Điều 1 Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2022 bao gồm 2 mục tiêu sau đây:
- Mục tiêu tổng quát
+ Phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ các-bon từ rừng, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26); góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.
- Mục tiêu cụ thể
+ Bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2025; góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0 - 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng tỷ trọng chế biến sâu và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao.
+ Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.
Dự kiến chi hơn 78.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025? (Hình từ internet)
Tổng mức vốn thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ Mục VI Điều 1 Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2022 quy định dự kiến nguồn vôn ngân sách chi cho thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm:
Tổng vốn thực hiện Chương trình dự kiến: 78.585 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 13.682 tỷ đồng, gồm:
+ Ngân sách trung ương: 7.484 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư phát triển 3.084 tỷ đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 4.400 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương: 6.198 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác: 64.903 tỷ đồng.
Như vậy, các địa phương sẽ được phân bổ 6.198 tỷ đồng để thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ Mục VI Điều 1 Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2022 quy định nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
- Việc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình cho các bộ, ngành trung ương và các địa phương đảm bảo theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương theo Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình được cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, dự toán ngân sách hằng năm theo từng nguồn vốn:
+ Bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, ngành trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình.
+ Ngân sách trung ương nguồn sự nghiệp kinh tế hỗ trợ địa phương thực hiện Chương trình theo nguyên tắc: bổ sung một phần kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và các địa phương khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình, ưu tiên hỗ trợ các địa phương có diện tích rừng lớn, nguồn thu ngân sách khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, ven biển.
Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình được xác định trên cơ sở nhiệm vụ, định mức hỗ trợ theo các cơ chế, chính sách hiện hành.
Việc phân bổ kinh phí (nguồn vốn sự nghiệp) ưu tiên các hoạt động: quản lý, bảo về rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên; thực hiện các đề án, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt; các hoạt động về điều tra, thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, hoạt động đánh giá, giám sát Chương trình, các hoạt động đặc thù thực hiện Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?