Dự kiến chi ngân sách nhà nước mua để mua sách giáo khoa phổ thông? Học sinh có được mượn sách giáo khoa từ năm học 2022-2023?

“Cho hỏi kể từ năm học 2022- 2023, học sinh có thể được mượn sách giáo khoa từ nhà nước và không phải tốn tiền mua sách giáo khoa mới phải không?” – Đây là câu hỏi của bạn Nhựt Hùng.

Sách giáo khoa là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về giải thích từ ngữ như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Sách giáo khoa là xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.”

Theo đó, sách giáo khoa là xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Quy định về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Chỉ thị 643/CT-BGDĐT năm 2022 hướng dẫn về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo đó:

Cần phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập, các cơ quan tổ chức.

Trách nhiệm của các cơ quan sau cần thực hiện:

Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương

+ Tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản sách giáo khoa; không viết, vẽ vào sách giáo khoa để sách giáo khoa được sử dụng lại lâu bền.

+Thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có việc: “Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào” được quy định tại khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.

+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục không được vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và các địa phương đã lựa chọn dưới bất kì hình thức nào;

không thực hiện việc lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục sách giáo khoa đã được phê duyệt, lựa chọn để học sinh, phụ huynh học sinh mua và sử dụng.

- Bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn sách giáo khoa để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.

- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản có sách giáo khoa đã được phê duyệt

+Tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa nhằm tiết kiệm, giảm giá thành sách giáo khoa; kịp thời in ấn, phát hành sách giáo khoa bảo đảm đủ số lượng, chất lượng sách giáo khoa phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh.

+ Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả rà soát, đánh giá và phương án giảm giá thành sách giáo khoa trước khi phát hành hoặc tái bản.

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Kể từ năm học 2022 – 2023, học sinh sẽ được mượn sách giáo khoa từ nhà nước và không phải tốn tiền mua sách mới?

Dự kiến chi ngân sách nhà nước mua để mua sách giáo khoa phổ thông? Học sinh có được mượn sách giáo khoa từ năm học 2022-2023? (Hình từ internet)

Dự kiến chi ngân sách nhà nước mua để mua sách giáo khoa phổ thông? Học sinh có được mượn sách giáo khoa từ năm học 2022-2023?

Căn cứ theo quy định tại Thông báo 236/TV-VPCP năm 2022 đưa ra kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khải và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về học phí phổ thông và sách giáo khoa theo đó:

Phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn sử dụng: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thống nhất trình Chính phủ kịp triển khai từ năm học 2022 - 2023, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, kể từ năm học 2022 – 2023, học sinh có thể được nhà nước hỗ trợ việc mượn sách giáo khoa để học.

Sách giáo khoa Tải trọn bộ các quy định về Sách giáo khoa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo quy định mới?
Pháp luật
Hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của trường gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo hay gửi về cho Sở Giáo dục và Đào tạo?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo thông tư 27 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 môn Khoa học?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa như thế nào? Mỗi năm tổ chức bao nhiêu đợt thẩm định sách giáo khoa?
Pháp luật
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu?
Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông không được mang những nội dung nào? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Pháp luật
Cách viết thuật ngữ trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa điện tử trên Hành Trang Số của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam?
Pháp luật
Bộ sách giáo khoa trường tiểu học sử dụng phải đảm bảo điều gì? Mục đích tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học?
Pháp luật
Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc gia? Giấy in phải phù hợp với yêu cầu gì?
Pháp luật
Sách giáo khoa do ai định giá? Nguyên tắc và căn cứ định giá sách giáo khoa được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sách giáo khoa
1,445 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sách giáo khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sách giáo khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào