Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp của Vùng Thủ đô đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg?
- Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp của Vùng Thủ đô đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg?
- Định hướng phát triển du lịch Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
- Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về nhà ở theo Quyết định 768/QĐ-TTg như thế nào?
Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp của Vùng Thủ đô đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg?
Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sau:
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
...
5. Định hướng phát triển không gian vùng
...
d) Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Đối với các khu công nghiệp: Hình thành một số khu vực trọng Điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ đóng góp trong chuỗi liên kết sản xuất và các ngành công nghiệp ưu tiên mang tính đột phá dọc các hành lang kinh tế kết nối với các cảng biển, sân bay và cửa khẩu; tập trung lấp đầy và rà soát lựa chọn các loại hình công nghiệp thích hợp đối với các khu công nghiệp đã xây dựng; đẩy nhanh di dời, chuyển đổi chức năng các cơ sở công nghiệp cũ tại một số khu vực như: Nội thành thành phố Hà Nội, thành phố Việt Trì, thành phố Bắc Ninh...; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn giao thông.
+ Hành lang quốc lộ 18 (qua Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh): Chủ yếu phát triển các ngành sản xuất kính, khí công nghiệp, vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí, hóa chất, phân bón, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp năng lượng (Nhiệt điện Phả Lại); phát triển trục không gian công nghiệp - đô thị theo hành lang kinh tế Côn Minh - Hạ Long nối ra khu vực cảng Quảng Ninh.
+ Hành lang cao tốc quốc lộ 1A (qua Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn): Chủ yếu phát triển các ngành chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất lắp ráp máy nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử - tin học, sản xuất bao bì, nhựa; phát triển trục không gian công nghiệp - đô thị theo hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn.
+ Hành lang quốc lộ 5 và cao tốc quốc lộ 5B hướng cảng Hải Phòng (qua Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng): Chủ yếu phát triển các ngành điện tử, may mặc, lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến lương thực, thực phẩm...; phát triển gắn với tuyến trục đô thị hóa mạnh của vùng về phía Đông hướng cảng Hải Phòng.
+ Các khu vực thuận lợi kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài (thuộc thành phố Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Bắc Giang): Tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông. Tiếp tục phát triển các ngành lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng cao cấp...; phát triển không gian công nghiệp gắn với đô thị hóa tại các khu vực đô thị thuộc Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh (Hà Nội); Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô (Vĩnh Phúc); huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), huyện Yên Phong (Bắc Ninh), huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).
+ Các khu vực khác: Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản - thực phẩm, hàng tiêu dùng, giấy, vật liệu xây dựng... tại khu vực trung du, miền núi (Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang); công nghiệp năng lượng (thủy điện sông Đà, Hòa Bình); công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo máy, vật liệu xây dựng mới, hóa - dược phẩm, chế biến thực phẩm, may mặc, thêu ren, giầy da (Hà Nam)...
- Đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến dựa trên các đặc trưng và thế mạnh của từng địa phương trong Vùng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống kết hợp phát triển du lịch. Cân bằng giữa phát triển tiểu thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường.
+ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương: Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm thủ công truyền thống.
+ Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang: Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, đóng gói nông lâm thủy sản, thực phẩm chất lượng cao với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2030 Khoảng 41.100 ha (Hà Nội 7.500 ha, Vĩnh Phúc 7.000 ha, Bắc Ninh 5.000 ha, Hải Dương 5.000 ha, Hưng Yên 4.000 ha, Hà Nam 4.000 ha, Hòa Bình 1.600 ha, Phú Thọ 3.000 ha, Thái Nguyên 2.000 ha, Bắc Giang 2.000 ha).
Như vậy, theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp của Vùng Thủ đô đến năm 2030 đạt khoảng 41.100 ha.
Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp của Vùng Thủ đô đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg? (Hình ảnh Internet)
Định hướng phát triển du lịch Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
Căn cứ điểm e khoản 5 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định về định hướng phát triển du lịch như sau:
Vùng Thủ đô Hà Nội là vùng du lịch trung tâm, quan trọng của miền Bắc với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù; kết nối với du lịch núi, biển đảo của các vùng lân cận.
- Phát triển các vùng du lịch, khu du lịch, Điểm du lịch cấp quốc gia, cấp Vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và Điểm du lịch trên địa bàn Vùng...; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng, khu, Điểm du lịch trong Vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của Vùng.
- Thiết lập các tuyến du lịch cấp Vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về nhà ở theo Quyết định 768/QĐ-TTg như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về nhà ở như sau:
- Đảm bảo nhu cầu nhà ở đô thị và nông thôn toàn Vùng, tuân thủ theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đa dạng hóa các loại hình nhà ở phù hợp với các địa phương và nhu cầu thị trường. Hình thành thị trường nhà ở năng động, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.
- Đảm bảo quỹ nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, công nhân, sinh viên và người có thu nhập thấp. Hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại các khu vực khó khăn, ảnh hưởng thiên tai.
- Kiểm soát, đảm bảo cân đối cung - cầu thị trường nhà ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?