Dự kiến giảm phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống còn 330.000 đồng/năm theo Dự thảo mới?
Sẽ giảm phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống đấu thầu quốc gia theo Dự thảo mới?
Căn cứ Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT và Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định về cung cấp, đăng tải, quản lý và sử dụng thông tin; hoạt động lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; mẫu hồ sơ mời thầu (sau đây gọi tắt là "Dự thảo Thông tư").
Theo đó, đối với chi phí duy trình hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống tại Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT, khoản 2 Điều 2 Dự thảo Thông tư đề xuất sửa đổi như sau:
Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số điều của Thông tư số 06/2021/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí về đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu
...
2. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 5 như sau:
“b. Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 330.000 đồng cho một (01) năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu, nhà đầu tư nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống;”.
Như vậy, theo Dự thảo nêu trên thì mức phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được giảm còn 330.000 đồng/năm.
Sẽ giảm phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống còn 330.000 đồng/năm theo Dự thảo mới? (Hình từ Internet)
Mức phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống đấu thầu quốc gia hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT về mức thu các loại chi phí sử dụng dịch vụ như sau:
Mức thu các loại Chi phí sử dụng dịch vụ
1. Chi phí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống gồm:
a) Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống (chỉ nộp 01 lần khi đăng ký) là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng cho một (01) năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu, nhà đầu tư nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống;
c) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng); chi phí nộp hồ sơ đề xuất là 220.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
d) Chi phí nhà thầu trúng thầu được tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đối với gói thầu chia thành nhiều phần hoặc lô riêng biệt thì chi phí nhà thầu trúng thầu được tính theo giá trị trúng thầu của mỗi phần hoặc lô riêng biệt;
đ) Chi phí sử dụng Hợp đồng điện tử được tính bằng 0,022% giá hợp đồng nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
2. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống, Báo Đấu thầu:
a) Chi phí đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu hoặc một (01) dự án đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí đăng tải thông báo mời chào hàng, danh sách ngắn là 165.000 đồng cho một (01) gói thầu đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chi phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống đấu thầu quốc gia hiện nay là 550.00 đồng/năm.
Chi phí nêu trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Nguyên tắc thu, chi đối với khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT như sau:
Nguyên tắc thu, chi đối với khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ
1. Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Báo Đấu thầu, Doanh nghiệp Dự án e-GP có trách nhiệm thu, quản lý và sử dụng khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và Hợp đồng BOT Dự án e-GP để cung cấp dịch vụ trên Hệ thống, Báo Đấu thầu.
2. Nguồn thu từ Chi phí sử dụng dịch vụ để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, duy trì, vận hành và phát triển Hệ thống;
b) Đăng tải thông tin về đấu thầu, thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống, Báo đấu thầu;
b) Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống;
c) Các nhiệm vụ chi thường xuyên khác và chi đầu tư liên quan đến việc tổ chức quản lý, duy trì, vận hành và phát triển Hệ thống của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia và Báo Đấu thầu.
3. Khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ trên Hệ thống, Báo Đấu thầu để phục vụ hoạt động của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Báo Đấu thầu theo cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này. Chênh lệch thu chi được hạch toán vào các quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành và chỉ phục vụ cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, việc thu, chi đối với khoản thu Chi phí sử dụng dịch vụ được thực hiện theo 04 nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?