Dự kiến thành lập cơ quan Thanh tra Cục, Tổng cục và giữ nguyên Thanh tra tỉnh, huyện vào năm 2022?
Sáng ngày 26/5/2022, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, Tổng Thanh tra Chính phủ đã thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội về việc sửa đổi Luật Thanh tra với những nội dung sau:
Đề xuất thành lập thanh tra Cục và Tổng cục?
Luật Thanh tra hiện hành được ban hành vào năm 2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ hành lang pháp lý và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra. Qua đó đã góp công không nhỏ trong việc phòng chống và đẩy lùi tham nhũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao lòng tin của Nhân dân để ổn định và phát triển về mặt xã hội. Thế nhưng, bên cạnh những thành công đã mang lại, Luật Thanh tra 2010 vẫn còn đó nhưng thiếu sót. Tại kỳ họp lần này, Tổng Thanh tra Chính phủ đã tiếp tục đề xuất việc thành lập cơ quan thanh tra Cục và Tổng cục.
Dự kiến thành lập cơ quan Thanh tra Cục, Tổng cục và giữ nguyên Thanh tra tỉnh, huyện vào năm 2022?
Vị trí, chức năng của thanh tra Tổng cục, Cục được quy định như thế nào?
Theo Điều 23 Dự thảo 2 Luật Thanh tra có quy định về vị trí, chức năng của Thanh tra Tổng cục, Cục như sau:
“Điều 23. Vị trí, chức năng của Thanh tra Tổng cục, Cục
1. Thanh tra Tổng cục, Cục là cơ quan của Tổng cục, Cục để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Tổng cục, Cục chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng cục trưởng, Cục trưởng, sự hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra bộ.
3. Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập trong những lĩnh vực sau đây:
a) Tài nguyên và Môi trường:
- Môi trường;
- Quản lý đất đai;
- Địa chất và khoáng sản;
- Quản lý tài nguyên nước.
b) Tài chính:
- Thuế;
- Hải quan;
- Kho bạc Nhà nước;
- Chứng khoán;
- Quản lý, giám sát bảo hiểm;
- Dự trữ nhà nước.
c) Khoa học và Công nghệ:
- Đo lường;
- An toàn bức xạ hạt nhân.
d) Giao thông vận tải:
- Đường bộ;
- Đường thủy;
- Hàng hải;
- Hàng không;
- Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông.
đ) Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Trồng trọt;
- Bảo vệ thực vật;
- Chăn nuôi;
- Thú y;
- Thủy sản;
- Thủy lợi;
- Lâm nghiệp.
e) Y tế:
- Y tế dự phòng;
- An toàn thực phẩm;
- Khám, chữa bệnh;
- Y, dược.
g) Giáo dục:
- Quản lý chất lượng giáo dục;
- Cơ sở, vật chất.
h) Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Việc làm;
- Quản lý lao động ngoài nước;
- An toàn lao động;
- Giáo dục nghề nghiệp.
i) Kế hoạch đầu tư:
- Thống kê.
k) Công thương:
- Quản lý thị trường;
- Điện lực và Năng lượng tái tạo;
- Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng;
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số;
- Cục Hóa chất.
l) Thông tin – Truyền thông:
- Báo chí;
- Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
- Xuất bản, in và phát hành;
- Tần số vô tuyến điện;
- Viễn thông.
m) Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Thể thao;
- Du lịch.
n) Nội vụ:
- Thi đua khen thưởng;
- Tôn giáo.
Việc thành lập cơ quan thanh tra Tổng cục, Cục khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
4. Nhiệm vụ thanh tra hành chính tại Tổng cục, Cục do Thanh tra bộ thực hiện.
Đối với những Tổng cục có số lượng công chức, viên chức từ 5.000 người trở lên thì Cơ quan thanh tra Tổng cục, Cục thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính khi được Bộ trưởng giao.
5. Tại những Tổng cục, Cục không thành lập cơ quan thanh tra thì nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ thực hiện.”
Theo đó, thanh tra Tổng cục, Cục là cơ quan trực thuộc của Tổng cục, Cục chịu sự quản lý của Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và được hướng dẫn bởi thanh tra Bộ.
Thanh tra Tổng cục, Cục có trách nhiệm tiếp nhận những tố cáo, giải quyết những khiếu nại thuộc phạm vi chuyên ngành của mình.
Dự kiến thanh tra Tổng cục, Cục có những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 24 Dự thảo 2 Luật Thanh tra quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Tổng cục, cục như sau:
- Xây dựng Kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra bộ thẩm định, tổng hợp trong Kế hoạch thanh tra của Bộ, trình Bộ trưởng ban hành.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành theo Kế hoạch hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng giao.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Tổng cục, Cục quyết định xử lý về thanh tra của Tổng cục trưởng, Cục trưởng.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Có những cơ quan thanh tra nào theo pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 4 Luật Thanh tra 2010 thì hiện nay có những cơ quan thanh tra sau:
- Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
+ Thanh tra Chính phủ;
+ Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
+ Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
+ Thanh tra sở;
+ Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, hiện nay cơ quan thanh tra được chia thành 02 nhóm là thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành. Trong nhóm cơ quan thanh tra nhà nước sẽ có thanh tra Chính phủ; thanh ra bộ, cơ quan ngang bộ; thanh tra tỉnh; thanh tra sơ; thanh tra huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?