Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi: Quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở được sửa đổi, bổ sung như thế nào?

Quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo đề xuất mới nhất? - Chị Ánh (Đồng Nai)

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở theo Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi là gì?

Theo Điều 10 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Tải, sửa đổi, bổ sung điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

- Tổ chức, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại Điều 21 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo đó, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình để được công nhận quyền sở hữu nhà ở cần đảm bảo các điều kiện theo đề xuất trên.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở được sửa đổi, bổ sung như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Công nhận quyền sở hữu nhà ở như thế nào theo đề xuất mới nhất?

Ghi nhận tại Điều 11 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Tải, việc công nhận quyền sở hữu nhà ở theo Điều 9 Luật Nhà ở 2014 được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 10 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn sở hữu theo thỏa thuận thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu;

- Đối với căn hộ chung cư thì cấp Giấy chứng nhận theo thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết thời hạn sở hữu thì xử lý theo quy định tại Mục 4 Chương này. (PA1 có quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư)

- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại nhà và cấp nhà ở theo pháp luật về xây dựng và ghi rõ thời hạn sở hữu theo quy định của Luật này; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

- Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để bán, cho thuê mua thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, cho thuê mua; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

- Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 74 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định như thế nào?

Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định tại Điều 10 Luật Nhà ở 2014, đề xuất sửa đổi, bổ sung theo Điều 12 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Tải:

Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở (sửa đổi, bổ sung Điều 10)
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
........
2. Trường hợp mua căn hộ chung cư (PA1) hoặc trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.
3. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
4. Đối với chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì ngoài các quyền quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 1 Điều này còn có các quyền theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
5. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.

Nghĩ vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định tại Điều 11 Luật Nhà ở 2014, đề suất sửa đổi, bổ sung theo Điều 13 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Tải:

Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở (sửa đổi, bổ sung Điều 11)
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;
b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
.........
2. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 25 của Luật này; đối với chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Mục 2 Chương này.
3. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Như vậy, khi sở hữu nhà ở, chủ sở hữu và người sử dụng được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo đề xuất nêu trên.

Dự thảo Luật Nhà ở
Sở hữu nhà ở Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Sở hữu nhà ở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cá nhân nước ngoài có quyền thừa kế thì có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Người nước ngoài nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở thuộc khu vực nào?
Pháp luật
Điều kiện và số lượng nhà để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức nước ngoài có được mua và sở hữu nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không?
Pháp luật
Thủ tục gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo Quyết định 891 thực hiện ra sao?
Pháp luật
Cá nhân nước ngoài có quyền mua căn hộ chung cư ở Việt Nam hay không? Nếu được thì người nước ngoài mua căn hộ trực tiếp từ cá nhân là người Việt Nam được không?
Pháp luật
Sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam lâu dài vĩnh viễn hay trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những gì? Thời hạn sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài trong bao lâu?
Pháp luật
Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở không? Người nước ngoài sở hữu nhà ở thông qua hình thức nào?
Pháp luật
Người Việt Nam mua lại nhà ở của người nước ngoài thì được tiếp tục sở hữu nhà ở đó trong thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự thảo Luật Nhà ở
7,702 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự thảo Luật Nhà ở Sở hữu nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự thảo Luật Nhà ở Xem toàn bộ văn bản về Sở hữu nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào