Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 thế nào? Sửa đổi phương thức tuyển sinh đại học 2025 thế nào?

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 thế nào? Sửa đổi phương thức tuyển sinh đại học 2025 thế nào?

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (sau đây gọi là dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025).

Tải về Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025

Theo đó, tại khoản 11 Điều 1 dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về phạm vi đánh giá của đề thi như sau:

Phạm vi đánh giá của đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập bám sát và không vượt quá phạm vi kiến thức chương trình THPT hiện hành; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực, tư duy; phân loại được năng lực của thí sinh, đáp ứng mức độ phù hợp của thí sinh đối với các chương trình, ngành, nhóm ngành thuộc phạm vi tuyển sinh.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 thế nào? Sửa đổi phương thức tuyển sinh đại học 2025 thế nào? (Hình từ internet)

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 thế nào? Sửa đổi phương thức tuyển sinh đại học 2025 thế nào? (Hình từ internet)

Đề xuất xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành, nhóm ngành thế nào?

Tại khoản 12 Điều 1 dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 đã đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 và 2 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:

- Cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội.

Chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.

- Cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển cho những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, công bố công khai danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển; số lượng thí sinh được thông báo trúng tuyển không vượt chỉ tiêu xét tuyển sớm đã công bố của mỗi ngành, nhóm ngành đào tạo; không được yêu cầu thí sinh cam kết, xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung theo bất cứ hình thức nào.

Cơ sở đào tạo công bố và đưa danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác theo kế hoạch chung.

Theo đó, trường hợp dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 được thông qua thì các cơ sở đào tạo sẽ quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Sửa đổi phương thức tuyển sinh đại học 2025 thế nào?

Cụ thể, tại khoản 6 Điều 1 dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh đại học như sau:

- Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, nhóm ngành và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

- Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

Điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

- Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT, các chứng chỉ ngoại ngữ và các kết quả đánh giá khác):

+ Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm;

+ Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn để xét tuyển, khi đó số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm;

+ Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.

- Cách thức quy đổi điểm xét đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo phải bảo đảm mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa, đồng thời không thí sinh nào có điểm xét vượt quá mức điểm tối đa (tính cả các điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích).

- Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và việc quy đổi tương đương điểm xét, điểm trúng tuyển; trong đó phải dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hằng năm.

Có thể thấy, điểm đáng chú ý tại đề xuất nêu trên là việc xét học bạ, các trường phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh, thay vì dùng điểm 03 đến 05 kỳ học như quy định hiện hành.

Quy chế tuyển sinh
Tuyển sinh Đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025? Tải dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 ở đâu?
Pháp luật
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 thế nào? Sửa đổi phương thức tuyển sinh đại học 2025 thế nào?
Pháp luật
Dự thảo Thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục năm 2025 mới nhất?
Pháp luật
Không thi đại học sau khi tốt nghiệp THPT trong cùng năm có được không? Một số quy định đối với việc tuyển sinh đại học, cao đẳng là gì?
Pháp luật
Điểm chuẩn học bạ trường Đại học Luật TP.HCM năm 2024? Xem điểm chuẩn học bạ trường Đại học Luật TP.HCM năm 2024 ở đâu?
Pháp luật
Điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng xét học bạ 2024 thế nào? Điểm xét học bạ TDTU năm 2024?
Pháp luật
Khi nào có kết quả trúng tuyển đại học? Hạn chót xác nhận nhập học đối với thí sinh trúng tuyển đại học là khi nào?
Pháp luật
Kết quả xét tuyển đợt 1 của tất cả các phương thức tuyển sinh đại học được đăng tải lên Hệ thống khi nào?
Pháp luật
Trúng tuyển đại học nhưng không xác nhận nhập học thì coi như thí sinh từ chối nhập học đúng không?
Pháp luật
Thời hạn xác nhận nhập học của thí sinh được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học trên hệ thống?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy chế tuyển sinh
2,326 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy chế tuyển sinh Tuyển sinh Đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chế tuyển sinh Xem toàn bộ văn bản về Tuyển sinh Đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào