Dự thảo quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
- Tổng cục, Cục và tương đương thuộc 12 Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có phải không?
- Thời hạn thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là bao lâu?
- Hoạt động thanh tra chuyên ngành gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ có phải không?
- Thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Tổng cục, Cục và tương đương thuộc 12 Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có phải không?
Căn cứ tại Điều 16 Dự thảo 1 Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định như sau:
Tổng cục, Cục và tương đương thuộc 12 Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm:
- Bộ Công Thương: Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
- Bộ Giao thông vận tải: Cục Đường cao tốc Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đường thuỷ nội địa.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổng cục Thống kê.
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Kiểm ngư, Cục Thủy lợi, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
- Bộ Ngoại giao: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
- Bộ Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tổng cục Khí tượng – Thuỷ văn, Cục Địa chất và khoáng sản, Cục Môi trường, Cục Quản lý đất đai.
- Bộ Tài chính: Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Kho bạc Nhà nước.
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Báo chí, Cục Xuất bản, in và phát hành.
- Bộ Y tế: Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh.
Ngoài ra, tại Điều 17 Dự thảo 1 Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm:
+ Cục Hải quan.
+ Cục Thuế.
+ Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự thảo quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 25 Dự thảo 1 Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định như sau:
- Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được xác định trong quyết định thanh tra như sau:
+ Cuộc thanh tra do Tổng cục, Cục và tương đương thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
+ Cuộc thanh tra do Cục và tương đương thuộc Tổng cục tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
- Thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 Luật Thanh tra 2022 không tính vào thời hạn thanh tra.
- Cuộc thanh tra được gia hạn trong trường hợp phức tạp theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Thanh tra 2022; việc gia hạn thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ có phải không?
Căn cứ tại Điều 22 Dự thảo 1 Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định như sau:
- Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do Đoàn thanh tra thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Thanh tra, quy định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh travà Nghị định này.
- Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Dự thảo 1 Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan thanh tra được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, công khai việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời vấn đề phát sinh.
- Cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan thanh tra của cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Xem toàn bộ Dự thảo Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?