Được giảm 2% thuế GTGT nhưng đã kê khai hóa đơn 10% thì phải xử lý như thế nào theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP?
Được giảm 2% thuế GTGT nhưng đã kê khai hóa đơn 10% thì phải xử lý như thế nào theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hướng dẫn về việc xử lý hóa đơn như sau:
Giảm thuế giá trị gia tăng
...
5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm 2% thuế GTGT từ 10% xuống 8% nhưng vẫn xuất hóa đơn theo mức thuế suất chưa giảm là 10% thì cần phải xử lý hóa đơn đã lập theo quy định về hóa đơn, chứng từ.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hàng hóa được giảm 2% thuế GTGT nhưng hóa đơn ghi sai thuế suất thì người bán và người mua tự thỏa thuận xử lý theo 01 trong 02 cách là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế, cụ thể như sau:
Cách 1: Lập hóa đơn điều chỉnh
- Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.
- Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Nội dung cần ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Với điều chỉnh tăng thì ghi dấu dương, với điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh sai sót thì 02 bên ghi rõ sai sót trong văn bản thỏa thuận. Trường hợp này không cần nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.
Cách 2: Lập hóa đơn thay thế
- Bên bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.
- Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót 02 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó bên bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Bên bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó gửi cho bên mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho bên mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).
Được giảm 2% thuế GTGT nhưng đã kê khai hóa đơn 10% thì phải xử lý như thế nào theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP?
Hóa đơn được giảm thuế GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ đúng không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP có nội dung như sau:
Giảm thuế giá trị gia tăng
...
4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, quy định trên nêu rõ các cơ sở kinh doanh không phải xuất hóa đơn riêng theo từng loại thuế suất mà có thể xuất cùng 01 hóa đơn cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhưng ghi rõ loại thuế suất của từng loại hàng hóa, dịch vụ tương ứng.
Cách viết hóa đơn được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP hướng dẫn cách viết hóa đơn được giảm thuế GTGT như sau:
Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng thì:
+ Tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Dựa trên hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:
- Khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng thì:
+ Tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm
+ Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?