File sao kê BIDV MTTQ Việt Nam đến ngày 12/9 tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc và đồng bào bị thiệt hại thế nào?
File sao kê BIDV MTTQ Việt Nam đến ngày 12/9 tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc và đồng bào bị thiệt hại thế nào?
NÓNG: Link check sao kê MTTQ Việt Nam ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc
>> Xem thêm: Cách check var sao kê online file MTTQ Vietcombank, Vietinbank, BIDV mới nhất
Tối ngày 14 tháng 9 năm 2024, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã công khai File sao kê BIDV MTTQ Việt Nam đến ngày 12/9 tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc và đồng bào bị thiệt hại của các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước.
Chi tiết File sao kê BIDV MTTQ Việt Nam đến ngày 12/9 tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc và đồng bào bị thiệt hại như sau:
Tải về File sao kê BIDV MTTQ Việt Nam đến ngày 12/9 tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc và đồng bào bị thiệt hại.
File sao kê BIDV MTTQ Việt Nam đến ngày 12/9 tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc và đồng bào bị thiệt hại thế nào?
Nhà nước hỗ trợ 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả sau bão số 3 cho những tỉnh nào?
Ngày 09 tháng 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 943/QĐ-TTg năm 2024 về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, cụ thể:
- Hỗ trợ 100 tỷ đồng (Một trăm tỷ đồng) từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 05 địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau cơn bão số 3 (gồm: Nam Định 20 tỷ đồng, Thái Bình 30 tỷ đồng, Hải Dương 20 tỷ đồng, Yên Bái 20 tỷ đồng, Hưng Yên 10 tỷ đồng).
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung nêu trên bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung uơng hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
- Các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng đã báo cáo về việc hiện nay tự cân đối nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả cơn bão số 3; do đó, ngân sách trung ương sẽ xem xét, hỗ trợ khi các địa phương có đề xuất.
Như vậy, để hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại và ổn định đời sống cho người dân do cơn bão số 3, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng (Một trăm tỷ đồng) từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 5 tỉnh gồm: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên.
Quy định về kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện như sau:
Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân, tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức được thực hiện theo các phương thức như sau:
- Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ Nhân dân và các địa phương bị thiệt hại.
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi, vận động tổ chức chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước ủng hộ theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động Chữ thập đỏ.
- Các cơ quan thông tin đại chúng hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố theo quy định của pháp luật.
- Các quỹ từ thiện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trên địa bàn thuộc phạm vi hoạt động.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện, các tổ chức có thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin truyền thông cam kết về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, đối tượng hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?