Ghi tên tất cả thành viên hộ gia đình vào sổ hồng đối với đất chung của hộ gia đình theo Dự thảo Luật Đất đai?
Sẽ ghi tên tất cả thành viên hộ gia đình vào sổ hồng đối với đất chung của hộ gia đình?
Theo nội dung tại khoản 5 Điều 143 Dự thảo Luật Đất đai đang được lấy ý kiến có đề cập đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) đối với hộ gia đình như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
...
5. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Đối với trường hợp giấy chứng nhận đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi Giấy chứng nhận và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình.
Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, theo nội dung tại dự thảo thì đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình sẽ được cấp sổ đỏ có ghi tên của đầy đủ các thành viên trong gia đình.
Đối với sổ đỏ đã được cấp, nếu các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất có nhu cầu thì được cấp đổi sổ đỏ mới và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Ghi tên tất cả thành viên hộ gia đình vào sổ hồng đối với đất chung của hộ gia đình theo Dự thảo Luật Đất đai? (Hình từ Internet)
Quy định về việc ghi sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay như thế nào?
Hiện nay, việc ghi thông tin sổ đỏ cấp cho hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT như sau:
- Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Đối với giấy tờ nhân thân:
+ Trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”;
+ Trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”;
+ Trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”
- Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
- Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;
Như vậy, việc ghi thông tin sổ đỏ cấp cho hộ gia đình được thực hiện theo quy định trên. Trong đó, việc ghi tên các thành viên hộ gia đình sử dụng đất không được đề cập cụ thể.
Trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đề cập đến việc sẽ ghi tên các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 như sau:
...Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”
Tuy nhiên, quy định trên đã bị ngưng hiệu lực thi hành bởi Điều 1 Thông tư 53/2017/TT-BTNMT.
Do đó, hiện nay, việc ghi tên trên sổ hồng của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện đối với chủ hộ hoặc tên thành viên đại diện trong trường hợp chủ hộ không có quyền sử dụng đất chung.
Người dân không đồng tình với nội dung dự thảo thì có quyền ý kiến thay đổi không?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành kèm theo Nghị quyết 170/NQ-CP năm 2022, các đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm:
- Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;
- Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.
Như vậy, khi có nội dung cảm thấy không phù hợp tại Dự thảo Luật Đất đai, người dân có quyền đóng góp ý kiến sửa đổi.
Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03/01/2023 và kết thúc vào ngày 15/3/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?