Giá bán lẻ điện sinh hoạt mới được áp dụng từ ngày 09/11/2023? Mức giá điện cao nhất là bao nhiêu?
Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt mới được áp dụng từ 09/11/2023?
Căn cứ Quyết định 2941/QĐ-BCT năm 2023 quy định về giá bán điện, trong đó ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện, có hiệu lực từ ngày 9/11/2023.
Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt được tính theo Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2941/QĐ-BCT năm 2023, bao gồm:
- Giá bán lẻ điện sinh hoạt;
- Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước.
Cụ thể như sau:
STT | Trường hợp | Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt (đồng/kWh) |
1 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt | |
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 | 1.806 | |
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 | 1.866 | |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 | 2.167 | |
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 | 2.729 | |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 | 3.050 | |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên | 3.151 | |
2 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước | 2.649 |
Như vậy, giá bán lẻ điện cho sinh hoạt được xác định theo nội dung nêu trên. Trong đó, mức giá cao nhất là 3.151 đồng/kWh cho giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 6 (từ 401 kWH trở lên) và thấp nhất là 1.806 đồng/kWh cho bậc 1 (từ 0 - 50 kWh).
Giá bán lẻ điện sinh hoạt mới được áp dụng từ ngày 09/11/2023? Mức giá điện cao nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt cho sinh viên và người lao động thuê nhà hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2023/TT-BCT như sau:
Giá bán lẻ điện sinh hoạt
...
4. Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở áp dụng như sau:
...
c) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện; cứ 04 (bốn) người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 (một) người được tính là 1/4 định mức, 02 (hai) người được tính là 1/2 định mức, 03 (ba) người được tính là 3/4 định mức, 04 (bốn) người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Bên bán điện được phép yêu cầu bên mua điện cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.
Như vậy, việc xác định giá bán lẻ điện sinh hoạt đối với sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình) được thực hiện theo quy định nêu trên.
Việc lập và điều chỉnh tăng giá điện được dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Điện lực 2004 được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012 như sau:
Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện
1. Chính sách giá điện.
2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.
3. Quan hệ cung cầu về điện.
4. Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.
5. Cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
6. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực.
Theo quy định thì việc lập và điều chỉnh tăng giá điện được dựa trên 06 căn cứ nêu trên.
Trong đó, đối với chính sách giá điện, Điều 29 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012 có quy định như sau:
Chính sách giá điện
1. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.
1a. Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
2. Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.
3. Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
4. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.
5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.
Như vậy, việc điều chỉnh tăng giá điện cần dựa vào những cơ sở nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?