Gia hạn thời gian trình Dự án Luật Thuế tài sản lên 03 năm theo nội dung Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025?
Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết 31/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 được ban hành kèm theo Nghị quyết 54/NQ-CP ngày 12/4/2022.
Mục tiêu tổng quát trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Gia hạn thời gian trình Dự án Luật Thuế tài sản lên 03 năm theo Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025?
Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Thuế tài sản trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo nhiệm vụ giải pháp chủ yếu kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, trong đó bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương:
- Xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Rà soát tình hình thực hiện và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách nhằm tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn nợ công, chỉ vay trong khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng vay và mức độ hấp thụ vốn vay, duy trì, củng cố dư địa tài khóa để ứng phó với rủi ro thị trường hay cú sốc kinh tế, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; đảm bảo tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế gián thu và thuế trực thu ở mức độ hợp lý, khai thác tốt thuế, phí và lệ phí từ tài sản, tài nguyên bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn giảm, đảm bảo tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.
- Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành trong giai đoạn 2023 - 2025.
- Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành giai đoạn 2023 - 2025.
- Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Thuế tài sản báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành giai đoạn 2023 - 2025.
- Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành giai đoạn 2023 - 2025.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Báo cáo nghiên cứu sử dụng hiệu quả chính sách mua sắm chính phủ để thúc đẩy số, phát triển kinh tế số, an toàn thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trình Chính phủ ban hành năm 2022 - 2023.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để đề xuất danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường, biểu khung, mức thuế, phí bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường và phương pháp tính phí bảo vệ môi trường, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tăng thời hạn trình Dự án Luật Thuế tài sản lên 03 năm?
Theo quy định phụ lục danh mục các chương trình, đề án (kèm theo chương trình hành động của chính phủ tại Nghị Quyết số 30/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2022 thì thời gian trình Dự án Luật Thuế tài sản là khoảng 2023 đến 2025.
Bên cạnh đó căn cứ theo phụ lục II về một số nhiệm vụ, chương trình, đề án thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022.
Theo đó, Dự án Luật Thuế tài sản do Bộ Tài Chính chủ trì và các cơ quan liên quan phối hợp trình Chính Phủ, Quốc hội vào khoảng năm 2023 đến năm 2025.
Như vậy, thời hạn trình Dự án Luật Thuế tài sản được tăng lên là 03 năm từ năm 2023 đến năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?