Giá khởi điểm đấu giá của khối băng tần 4G và 5G là bao nhiêu? Tiền đặt trước khối băng tần là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Giá khởi điểm đấu giá của khối băng tần 4G và 5G là bao nhiêu? Tiền đặt trước khối băng tần là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Long (Hải Phòng)

Giá khởi điểm đấu giá của khối băng tần 4G và 5G là bao nhiêu?

Căn cứ Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023 phê duyệt Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz.

Theo Mục 1 Phần III Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023, băng tần đấu giá là băng tần 2300-2400 MHz. Băng tần này được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động mặt đất IMT của Việt Nam theo Thông tư 29/2021/TT-BTTTT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các khối băng tần thực hiện đấu giá bao gồm:

- A1 (2300 - 2330 MHz)

- A2 (2330 - 2360 MHz)

- A3 (2360 - 2390 MHz).

Theo đó, mức giá khởi điểm đấu giá của khối băng tần được xác định tại Mục 1 Phần III Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023 như sau:

Trong đó:

- GKĐ là giá khởi điểm đấu giá, đơn vị tính bằng Đồng Việt Nam;

- là mức thu cơ sở được xác định, quyết định theo Điều 4 Nghị định 88/2021/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 88/2021/NĐ-CP.

Mức thu cơ sở đối với băng tần 2300-2400 MHz là 12.885.557.936 VNĐ/MHz/năm.

- Bw là độ rộng của khối băng tần cần xác định giá khởi điểm: 30 MHz;

- T là thời gian được phép sử dụng băng tần: 15 năm.

Giá khởi điểm đấu giá của khối băng tần như sau:

STT

Tên khối băng tần

Khối băng tần

Giá khởi điểm

(đồng Việt Nam)

1

A1

2300-2330 MHz

5.798.501.071.200

2

A2

2330-2360 MHz

5.798.501.071.200

3

A3

2360-2390 MHz

5.798.501.071.200

Giá khởi điểm đấu giá của khối băng tần 4G và 5G là bao nhiêu? Tiền đặt trước khối băng tần là bao nhiêu?

Giá khởi điểm đấu giá của khối băng tần 4G và 5G là bao nhiêu? Tiền đặt trước khối băng tần là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tiền đặt trước khối băng tần là bao nhiêu?

Theo Mục 3 Phần III Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023, tiền đặt trước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:

Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
1. Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.

Theo đó, tiền đặt được khối băng tần được quy định quy định tối thiểu là 05% (năm phần trăm) và tối đa là 20% (hai mươi phần trăm) giá khởi điểm của khối băng tần đấu giá.

Tiền đặt trước áp dụng tại cuộc đấu giá các khối băng tần như sau:

STT

Tên khối băng tần

Khối băng tần

Tiền đặt trước

(đồng Việt Nam)

1

A1

2300-2330 MHz

580.000.000.000

2

A2

2330-2360 MHz

580.000.000.000

3

A3

2360-2390 MHz

580.000.000.000

Doanh nghiệp nào được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với 4G, 5G?

Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 88/2021/NĐ-CP, Mục 1 Phần I Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023, Mục 2 Phần I Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023.

Doanh nghiệp được tham gia đấu giá sử dụng băng tần 4G, 5G khi đáp ứng 02 điều kiện sau:

(1) Đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông:

- Điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về viễn thông;

- Tuân thủ quy định của pháp luật về viễn thông đối với sở hu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp củ a nhà đầu tư nước ngoài.

(2) Đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu giá.

Để được sử dụng băng tần 4G, 5G, doanh nghiệp trúng đấu giá cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ quy định tại Mục 4 Phần I Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023, doanh nghiệp được cấp phép sử dụng các khối băng tần khác nhau trong cùng băng tần 2300-2400 MHz phải tuân thủ các quy định, điều kiện kỹ thuật sử dụng băng tần được cấp phép như sau:

STT

Điều kiện

1

Tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan về thiết bị thu phát vô tuyến điện, an toàn bức xạ và tương thích điện từ trường.

2

Có trách nhiệm phối hợp với nhau để tránh can nhiễu có hại, đồng bộ về khung dữ liệu của phương thức TDD và thực hiện đúng các nội dung của giấy phép sử dụng băng tần theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 29/2021/TT-BTTTT.

3

Phối hợp với tổ chức được cấp giấy phép ở băng tần liền kề trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và phòng tránh nhiễu có hại.

4

Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc phối hợp sử dụng tần số biên giới để tránh can nhiễu có hại.

5

Thực hiện các quy định khác của Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Viễn thông và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Xem chi tiết tại Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023.

Tần số vô tuyến điện TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp các loại các giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện như thế nào? Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Khi sử dụng tần số vô tuyến điện với lưu lượng sử dụng thấp thì tổ chức, cá nhân được sử dụng chung tần số vô tuyến điện đúng không?
Pháp luật
Phí sử dụng tần số vô tuyến điện có được nộp vào ngân sách nhà nước hay không theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Phí sử dụng tần số vô tuyến điện được tính theo tháng hay năm? Mức thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Pháp luật
Ngừng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trước thời hạn quy định tại giấy phép có được hoàn phí đã nộp hay không?
Pháp luật
Mức thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện như thế nào? Có trường hợp nào được miễn thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện hay không?
Pháp luật
Quỹ đạo vệ tinh là gì? Điều kiện để được cấp giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh là gì?
Pháp luật
Kiểm tra tần số vô tuyến điện là gì? Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm kiểm tra tần số vô tuyến điện?
Pháp luật
Kiểm soát tần số vô tuyến điện là hoạt động gì? Thực hiện kiểm soát tần số vô tuyến điện với những đối tượng nào?
Pháp luật
Chỉ được sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện khi được cấp phép đúng không? Điều kiện để được cấp phép sử dụng là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tần số vô tuyến điện
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
986 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tần số vô tuyến điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tần số vô tuyến điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào