Giá sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 năm học 2023-2024 theo chương trình mới là bao nhiêu?

Tôi muốn hỏi giá sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 theo chương trình mới năm học 2023-2024 là bao nhiêu? - câu hỏi của chị Thùy (Biên Hòa).

Giá sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 theo chương trình mới năm học 2023-2024 là bao nhiêu?

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố Thông báo 1287-TB-NXBGD năm 2023 Tải về giá bìa sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và bìa sách giáo khoá Lịch sử 10 năm học 2023-2024

Theo đó, Tại Thông báo 1287-TB-NXBGD năm 2023 Tải đã thực hiện công bố giá sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Chân trời sáng tạo và giá sách giáo khoa tiếng anh lớp 4,8,11. Đây là hai bộ sách đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, được đưa vào giảng dạy trên cả nước từ năm học 2023-2024.

Cụ thể:

Theo đó, sách giáo khoa lớp 4 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 13 đầu sách, có giá là 186.000 đồng (chưa bao gồm sách tiếng Anh); bộ Chân trời sáng tạo có giá là 182.000 đồng (chưa bao gồm sách tiếng Anh).

Với sách giáo khoa lớp 8, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có giá 212.000 đồng (chưa bao gồm sách tiếng Anh); bộ Chân trời sáng tạo có giá là 186.000 đồng (chưa bao gồm sách tiếng Anh).

Sách giáo khoa lớp 11 gồm 15 đầu sách tương ứng với các môn học, ngoài ra còn có 12 sách chuyên đề học tập và sách tiếng Anh.

Các bộ sách đều có giá trên 400.000 đồng, tuy nhiên, học sinh được lựa chọn môn học và các hoạt động giáo dục nên không nhất thiết phải mua cả bộ sách.

Xem trọn bộ sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 theo chương trình mới năm học 2023-2024: Tại đây

Giá sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 theo chương trình mới năm học 2023-2024 là bao nhiêu?

Giá sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 theo chương trình mới năm học 2023-2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới năm học 2023-2024 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về lộ trình chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Theo lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học 2023-2024, sẽ được triển khai đến lớp 4 ở tiểu học, lớp 8 ở THCS và lớp 11 ở THPT.

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về quy trình lựa chọn sách giáo khoa như sau:

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa
1. Cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa:
a) Tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ trưởng tổ chuyên môn.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
4. Hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa:
a) Chủ tịch Hội đồng giao cho các thành viên Hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 07 (bảy) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng;
b) Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có sách giáo khoa nào đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn;
c) Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp, chuyển giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
6. Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.

Như vậy, quy trình lựa chọn sách giáo khoa thực hiện theo quy định nêu trên.

Sách giáo khoa Tải trọn bộ các quy định về Sách giáo khoa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo quy định mới?
Pháp luật
Hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của trường gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo hay gửi về cho Sở Giáo dục và Đào tạo?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo thông tư 27 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 môn Khoa học?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa như thế nào? Mỗi năm tổ chức bao nhiêu đợt thẩm định sách giáo khoa?
Pháp luật
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu?
Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông không được mang những nội dung nào? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Pháp luật
Cách viết thuật ngữ trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa điện tử trên Hành Trang Số của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam?
Pháp luật
Bộ sách giáo khoa trường tiểu học sử dụng phải đảm bảo điều gì? Mục đích tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học?
Pháp luật
Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc gia? Giấy in phải phù hợp với yêu cầu gì?
Pháp luật
Sách giáo khoa do ai định giá? Nguyên tắc và căn cứ định giá sách giáo khoa được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sách giáo khoa
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
17,906 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sách giáo khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sách giáo khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào