Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được đề xuất thế nào theo Dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi?
Chữ ký điện tử là gì?
Hiện nay, khái niệm về chữ ký điện tử được đưa ra tại khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 như sau:
- Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Theo Điều 27 Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Tải, định nghĩa chữ ký điện tử được đề xuất là dữ liệu điện tử được gắn hoặc kết hợp một cách lô gíc với một thông điệp dữ liệu, có khả năng xác định người ký và xác nhận sự chấp thuận của người đó với nội dung thông điệp dữ liệu.
- Chữ ký điện tử an toàn là chữ ký điện tử đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Cho phép xác định người ký;
+ Đảm bảo nội dung thông điệp dữ liệu không bị thay đổi;
+ Được tạo ra bằng phương tiện điện tử đảm bảo an toàn, được kiểm soát duy nhất của người ký tại thời điểm ký;
+ Được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử an toàn.
- Chữ ký điện tử của thiết bị là chữ ký điện tử được tạo lập bằng phương tiện điện tử, gắn liền với thiết bị, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu được tạo ra từ thiết bị.
Chữ ký điện tử của thiết bị có giá trị làm chứng cứ. Giá trị chứng cứ của chữ ký điện tử của thiết bị được đảm bảo khi đáp ứng yêu cầu sau:
+ Đảm bảo nội dung thông điệp dữ liệu không bị thay đổi;
+ Chữ ký điện tử của thiết bị được tạo ra trong môi trường an toàn không bị can thiệp từ bên ngoài;
+ Chữ ký điện tử của thiết bị được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được đề xuất như thế nào theo Dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi?
Căn cứ Điều 28 Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Tải, khi sử dụng chữ ký điện tử cần đảm bảo nguyên tắc trong các giao dịch điện tử yêu cầu có sự xác nhận của các bên tham gia thì có thể sử dụng chữ ký điện tử và có quyền thỏa thuận và lựa chọn chữ ký điện tử, hình thức chứng thực chữ ký điện tử.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Cho phép xác định người ký;
+ Đảm bảo nội dung thông điệp dữ liệu không bị thay đổi;
+ Được tạo ra bằng phương tiện điện tử đảm bảo an toàn, được kiểm soát duy nhất của người ký tại thời điểm ký;
+ Được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử an toàn.
- Trong trường hợp pháp luật quy định thông điệp dữ liệu cần phải được ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng quy định khoản 2 Điều 27 của Dự thảo này.
- Trong trường hợp pháp luật quy định thông điệp dữ liệu cần được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 27 của Dự thảo này.
Nghĩa vụ của người ký và bên chấp nhận chữ ký điện tử được đề xuất thế nào?
Nghĩa vụ của người ký và bên chấp nhận chữ ký điện tử được ghi nhận tại Điều 29 Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Tải:
- Người ký chữ ký điện tử hoặc người đại diện hợp pháp của người đó là người kiểm soát hệ chương trình ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chí của mình đối với thông điệp dữ liệu được ký.
- Người ký chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:
+ Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình;
+ Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực;
+ Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực chữ ký điện tử.
- Người ký chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này.
- Bên chấp nhận chữ ký điện tử là bên đã thực hiện những nội dung trong thông điệp dữ liệu nhận được trên cơ sở tin vào chữ ký điện tử, chứng thư điện tử của bên gửi.
- Bên chấp nhận chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tiến hành các biện pháp cần thiết để kiểm chứng mức độ tin cậy của một chữ ký điện tử trước khi chấp nhận chữ ký điện tử đó;
+ Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh giá trị pháp lý của chứng thư điện tử và các hạn chế liên quan tới chứng thư điện tử trong trường hợp sử dụng chứng thư điện tử để chứng thực chữ ký điện tử.
- Bên chấp nhận chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều này.
- Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải:
+ Căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan khác;
+ Trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì việc hợp tác thừa nhận lẫn nhau giữa tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử an toàn Việt Nam với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?