Giải đáp vướng mắc về chính sách thuế GTGT phát sinh năm 2023 theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP như thế nào?
- Giải đáp của Cục thuế về thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa như thế nào?
- Giải đáp của Cục thuế về hóa đơn điều chỉnh đối với hoạt động chiết khấu thương mại ra sao?
- Giải đáp về thuế suất thuế GTGT của hàng hóa hoàn trả như thế nào?
- Chính sách thuế GTGT đối với đơn vị nhận khoản hỗ trợ để thực hiện dịch vụ được hướng dẫn như thế nào?
Ngày 28/02/2023, Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn 8202/CTHN-TTHT năm 2023 giải đáp một số vướng mắc về chính sách thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội về các vấn đề sau:
(1) Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa
(2) Hóa đơn điều chỉnh đối với hoạt động chiết khấu thương mại
(3) Thuế suất GTGT của hàng hóa hoàn trả.
(4) Chính sách thuế GTGT đối với đơn vị nhận khoản hỗ trợ để thực hiện dịch vụ
Giải đáp của Cục thuế về thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Công văn 8202/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
...
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Cục Thuế giải đáp vướng mắc về chính sách thuế GTGT phát sinh năm 2023 về theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP?
Giải đáp của Cục thuế về hóa đơn điều chỉnh đối với hoạt động chiết khấu thương mại ra sao?
Tại Công văn Công văn 8202/CTHN-TTHT năm 2023, Cơ quan thuế có giải đáp vấn đề về hoạt động chiết khấu thương mại như sau:
Trường hợp Đơn vị có hoạt động chiết khấu thương mại, căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Giải đáp về thuế suất thuế GTGT của hàng hóa hoàn trả như thế nào?
Đối với trường hợp đơn vị là tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh việc hoàn trả hàng hóa theo quy định của pháp luật khi hoàn trả hàng hóa, đơn vị thực hiện lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, việc hoàn trả hàng hóa theo quy định của pháp luật khi hoàn trả hàng hóa, Đơn vị thực hiện lập hóa đơn GTGT theo quy định trên.
Ngoài ra, thuế suất GTGT của hàng hóa hoàn trả tương ứng với thuế suất của hàng hóa đó ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng
Chính sách thuế GTGT đối với đơn vị nhận khoản hỗ trợ để thực hiện dịch vụ được hướng dẫn như thế nào?
Công văn 8202/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về vấn đề này như sau:
Trường hợp đơn vị nhận khoản hỗ trợ để thực hiện dịch vụ cho tổ chức như hỗ trợ trưng bày sản phẩm thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Thời điểm lập hóa đơn sau ngày 31/12/2022 thì không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?