Giải pháp nào được đặt ra để hoàn thiện chính sách và pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam?
- Thế nào là thực hành kinh doanh có trách nhiệm?
- Giải pháp nào được đặt ra để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027?
- Phân công nhiệm vụ để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 như thế nào?
Ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.
Thế nào là thực hành kinh doanh có trách nhiệm?
Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Nhưng từ thực tế có thể hiểu thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.
Đây là trách nhiệm chính của doanh nghiệp, Nhà nước và xã hội cũng có trách nhiệm để thúc đẩy và bảo đảm tuân thủ.
Giải pháp nào được đặt ra để hoàn thiện chính sách và pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam? (Hình internet)
Giải pháp nào được đặt ra để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027?
Tại mục II Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp sau:
- (1) Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp, người dân về chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
+ Tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp, người dân về chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm; nâng cao năng lực của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, của điều tra viên, năng lực tư vấn pháp luật của đội ngũ luật sư trong các hoạt động liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm
+ Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên và chức danh có liên quan trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam
+ Truyền thông, xây dựng các chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm để phát trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ Tích hợp, bổ sung nội dung về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong các môn học đang giảng dạy hoặc xây dựng môn học (khóa học) về chính sách, pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo luật, kinh tế
- (2) Hoàn thiện chính sách và pháp luật
+ Trong lĩnh vực đầu tư
+ Trong lĩnh vực lao động
+ Trong lĩnh vực bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
+ Một số lĩnh vực liên quan
- (3) Nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật
+ Trong lĩnh vực đầu tư
+ Trong lĩnh vực lao động
+ Trong lĩnh vực bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
+ Một số nhiệm vụ, giải pháp liên quan khác
- (4) Chia sẻ thông tin, kết quả của các hoạt động trong các chương trình, đề án, diễn đàn, hội nghị quốc tế liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- (5) Sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai Chương trình
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp;
+ Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan có liên quan;
+ Thời hạn hoàn thành: Sơ kết năm 2025 và tổng kết năm 2027.
Phân công nhiệm vụ để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 như thế nào?
Tại mục III Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 quy định phân công nhiệm vụ:
*Bộ Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổ chức có liên quan thực hiện Chương trình;
* Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Đối với các cơ quan được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình:
- Đối với các cơ quan phối hợp: Có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao.
* Doanh nghiệp: Tôn trọng và thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi kinh doanh có trách nhiệm; khuyến khích xây dựng các quy tắc ứng xử nội bộ về thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
*Các tổ chức đại diện doanh nghiệp:
- Xây dựng Kế hoạch chi tiết để thực hiện Chương trình, gửi về Bộ Tư pháp tổng hợp;
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các thành viên thực hiện Chương trình;
*Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia giám sát và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.
Xem chi tiết tại Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?