Giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể từ ngày 26/11/2024 theo Nghị định 126 như thế nào?
Giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể từ ngày 26/11/2024 theo Nghị định 126 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 36 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể như sau:
(1) Không được phân chia tài sản của hội. Việc bán, thanh lý tài sản của hội thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
(2) Toàn bộ số tiền hiện có của hội và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của hội được thanh toán theo thứ tự sau:
Chi phí giải thể hội;
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
(3) Đối với tài sản, tài chính tự có của hội và tài sản, tài chính của tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước tài trợ, viện trợ còn lại của hội do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách cấp đó. Đối với tài sản do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (nếu có) hội thực hiện chuyển giao cho cơ quan tài chính cùng cấp tương ứng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể từ ngày 26/11/2024 theo Nghị định 126 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định về tài chính, tài sản của hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về tài chính, tài sản của hội như sau:
- Tài chính của hội:
+ Nguồn thu của hội:
Phí gia nhập hội, hội phí hàng năm của hội viên;
Thu từ các hoạt động của hội theo quy định của pháp luật;
Tiền viện trợ, tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
Ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có) cho các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
Các khoản thu hợp pháp khác.
+ Các khoản chi của hội:
Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của hội;
Chi thực hiện nhiệm vụ được giao (nếu có);
Chi thuê trụ sở, mua sắm phương tiện làm việc;
Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại hội theo quy định của hội phù hợp với quy định của pháp luật;
Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của hội.
- Tài sản của hội bao gồm trụ sở và các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của hội thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê và điều lệ của hội, đảm bảo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận. Đối với tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Tài chính, tài sản của hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đình chỉ hoạt động có thời hạn và giải thể được giải quyết theo quy định tại Điều 36 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Hội bị giải thể như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về Hội bị giải thể như sau:
- Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP khi vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
- Sau khi có kết luận hội vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2024/NĐ-CP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có trách nhiệm:
+ Yêu cầu hội thực hiện kiểm kê tài sản, tài chính; dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật và điều lệ hội;
+ Lấy ý kiến các cơ quan liên quan đến hoạt động của hội về việc giải thể hội;
+ Thông báo về việc chuẩn bị giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý tài sản, tài chính của hội liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện, xã.
- Sau khi hội hoàn thành việc thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quyết định giải thể hội.
- Trường hợp hội bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì hội có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, hội không được hoạt động.
- Hội chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định giải thể hội có hiệu lực.
- Hội bị giải thể không được phép thành lập lại trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định giải thể hội có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Khi thực hiện giải thể hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi xem xét, quyết định giải thể hội theo quy định tại Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước bao nhiêu lâu theo quy định hiện nay?
- Xe máy chuyên dùng gồm những xe nào 2025? Điều kiện xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ ra sao?
- Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
- Yêu cầu chung về quản lý xả nước thải sau xử lý ra môi trường là gì? Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
- Ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị trừ bao nhiêu điểm?