Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra sao? Trình tự giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thế nào?
Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
(2) Sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không thực hiện thủ tục đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hoặc không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
(3) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mà không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
(4) Hết thời hạn được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhưng không đề nghị gia hạn hoặc không được gia hạn;
(5) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra sao? Trình tự giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thế nào? (Hình ảnh Internet)
Trình tự giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về trình tự giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xác minh, đánh giá và quyết định việc giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo lập hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trong đó nêu rõ lý do giải thể và thông báo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục biết;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo về việc lập hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xác minh, đánh giá và quyết định việc giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Lưu ý: Quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quy định theo khoản 3 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 05 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
(2) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 05 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) kèm theo các minh chứng về việc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục vi phạm quy định dẫn đến bị giải thể;
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
Điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào?
Căn cứ tại Điều 108 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục như sau
- Có trụ sở hoạt động ổn định, bảo đảm có diện tích làm việc tối thiểu là 08 m2/người; có đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
- Có nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian ít nhất 02 năm kể từ ngày được cho phép hoạt động kiểm định.
- Có ít nhất 10 kiểm định viên cơ hữu làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định và có kinh nghiệm tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian từ 05 năm trở lên.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/giai-the-to-chuc-kiem-dinh-giao-duc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/de-an-thanh-lap-cho-phep-thanh-lap-to-chuc-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/mau-to-trinh-gia-han-quyet-dinh-kiem-dinh-giao-duc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/to-trinh-de-nghi-thanh-lap-hoac-cho-phep-thanh-lap-to-chuc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/mau-to-trinh-de-nghi-giai-the-chat-luong-giao-duc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/241201/to-chuc-kiem-dinh-giao-duc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/mau-bao-cao-ket-qua-cl.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi qua phà phải chấp hành quy định nào? Thứ tự ưu tiên của các xe khi qua phà như thế nào theo quy định mới?
- Vi phạm quy định về thử việc là gì? Vi phạm quy định về thử việc mức xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Trách nhiệm của người nộp thuế mới nhất là gì? Quyền của người nộp thuế đã được sửa đổi thế nào?
- Xe cứu hộ giao thông đường bộ là gì? Xe cứu hộ giao thông đường bộ có phải lắp camera ghi hình tài xế không?
- Bác sĩ của bệnh viện công lập có được đăng ký khám chữa bệnh ngoài giờ tại phòng khám tư không?