Giải thưởng Tôn Đức Thắng là giải thưởng dành cho ai? Quy trình xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng được quy định như thế nào?
Giải thưởng Tôn Đức Thắng là giải thưởng dành cho ai?
Căn cứ theo Điều 1 Quy chế xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng ban hành kèm theo Quyết định 148/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định như sau:
Đối tượng
- Cá nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh (có tổ chức Công đoàn) thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố là :
+ Kỹ sư (từ bậc 2 trở lên) đang trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp điều hành sản xuất (hiện đang giữ chức vụ Quản đốc, Phó Quản đốc phân xưởng, Đội trưởng, Tổ trưởng sản xuất).
+ Công nhân trực tiếp sản xuất (từ thợ bậc 2/5, 3/6, 4/7 trở lên).
Theo đó, giải thưởng Tôn Đức Thắng là giải thưởng dành cho kỹ sư và công nhân.
Tuy nhiên, để nhận giải thưởng Tôn Đức Thắng thì kỹ sư và công nhân phải thuộc trường hợp đang làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh (có tổ chức Công đoàn) thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố. Cụ thể:
+ Kỹ sư (từ bậc 2 trở lên) đang trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp điều hành sản xuất (hiện đang giữ chức vụ Quản đốc, Phó Quản đốc phân xưởng, Đội trưởng, Tổ trưởng sản xuất).
+ Công nhân trực tiếp sản xuất (từ thợ bậc 2/5, 3/6, 4/7 trở lên).
Đồng thời, phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác được quy định tại Quy chế xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng ban hành kèm theo Quyết định 148/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải thưởng Tôn Đức Thắng là giải thưởng dành cho ai? Quy trình xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là ai? Lễ trao giải thưởng Tôn Đức Thắng sẽ được tổ chức vào ngày nào?
Theo Quy chế xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng ban hành kèm theo Quyết định 148/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nêu:
- Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Người chiến sĩ Cộng sản tiêu biểu, Người công dân ưu tú của giai cấp công nhân Việt Nam, Người con ưu tú của Tổ quốc.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng xuất thân từ một người thợ trải qua bao khó khăn, gian khổ hy sinh, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương về lòng trung thành, tận tụy đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ công nhân noi theo.
- Để tưởng nhớ và ghi nhận công lao to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, từ năm 1999 Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh và Báo Sài Gòn Giải phóng phối hợp tổ chức giải thưởng Tôn Đức Thắng nhằm biểu dương và tôn vinh những người thợ giỏi, tiên tiến trong phong trào công nhân viên chức – lao động thành phố đang tiếp bước trên con đường của người thợ Tôn Đức Thắng và tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa.
- Lễ trao giải thưởng Tôn Đức Thắng sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là ngày 20 tháng 8 hằng năm.
Quy trình xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Chương 4 Quy chế xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng ban hành kèm theo Quyết định 148/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định quy trình xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị gồm :
+ Báo cáo thành tích cá nhân (có xác nhận của Giám đốc và Công đoàn doanh nghiệp).
+ Bản sao các quyết định, giấy chứng nhận của các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ; các danh hiệu thi đua hoặc các văn bản có liên quan đến thành tích bồi dưỡng, đào tạo, kèm cặp công nhân đạt các danh hiệu thợ giỏi, bàn tay vàng,…
(2) Quy trình xét chọn :
- Bước 1 : Căn cứ quy chế xét thưởng và kế hoạch của Ban tổ chức giải thưởng, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phối hợp với Ban Giám đốc doanh nghiệp bình chọn các cá nhân tiêu biểu nhất để đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét.
- Bước 2 : Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với Chính quyền đồng cấp tổ chức bình xét, lựa chọn những cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định. Hoàn chỉnh hồ sơ, thống kê danh sách gửi về Ban tổ chức giải thưởng Tôn Đức Thắng.
- Bước 3 :
+ Các cơ quan thông tin báo chí giới thiệu các gương dự tuyển.
+ Ban tổ chức giải thưởng tiến hành chấm điểm, xếp hạng (sơ tuyển).
+ Hội đồng tuyển chọn bình xét, sau đó trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định công nhận và khen thưởng.
Hội đồng tuyển chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng gồm các thành viên nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế xét chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng ban hành kèm theo Quyết định 148/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định hội đồng tuyển chọn giải thưởng Tôn Đức Thắng gồm các thành viên sau:
- Chủ tích Liên đoàn Lao động thành phố - Trưởng Ban
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố
- Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng
- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
- Giám đốc Sở Lao động – Thương bin và Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?