Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải trong bao lâu?

Cho tôi hỏi, Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải trong bao lâu? - Mỹ Trân (Bắc Giang)

Giám đốc Cảng vụ hàng hải có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Cảng vụ hàng hải là cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chỉ huy cao nhất của Cảng vụ hàng hải (Điều 91 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quy định tại Điều 92 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (khoản 1 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:

(1) Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

(2) Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý;

(3) Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

(4) Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý;

(5) Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(6) Tạm giữ tàu biển quy định tại Điều 114 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015;

(7) Chủ trì tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường;

(8) Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật;

(9) Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý;

(10) Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển;

(11) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.

Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải trong bao lâu? (Hình ảnh từ Internet)

Những trường hợp nào được phép tạm giữ tàu biển?

Căn cứ Điều 114 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2014, tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp sau đây:

- Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra;

- Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

- Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật;

Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải trong bao lâu?

Quy định về thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển tại Điều 115 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2014, cụ thể:

Thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 114 của Bộ luật này trong thời hạn không quá 05 ngày.
Trường hợp cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải xem xét, quyết định gia hạn tạm giữ nhưng không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
Việc điều tra tai nạn hàng hải phải được tiến hành khẩn trương và việc tạm giữ tàu phải chấm dứt ngay sau khi đã thu thập đủ chứng cứ phục vụ việc điều tra.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ tàu biển theo Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 114 của Bộ luật này. Việc tạm giữ tàu biển chấm dứt ngay sau khi tiền phạt vi phạm hành chính được nộp hoặc được bảo lãnh thanh toán đầy đủ.
...

Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền tạm giữ tàu biển trong thời hạn không quá 05 này. Đối với trường hợp tạm giữ tàu biển thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải xem xét, quyết định gia hạn tạm giữ nhưng không quá 05 ngày.

Như vậy, tổng thời gian Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải là không quá 10 ngày.

Tai nạn hàng hải
Tạm giữ tàu biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết không?
Pháp luật
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng thì thiệt hại của các tàu được xử lý ra sao?
Pháp luật
Người bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Thời hiệu xử phạt người này là bao lâu?
Pháp luật
Phát hiện tai nạn hàng hải trong thời gian dẫn tàu nhưng không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải thì hoa tiêu hàng hải bị xử phạt thế nào?
Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải trong bao lâu?
Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quyền tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải trong bao lâu?
Pháp luật
Tàu biển không thông báo cho Cảng vụ hàng hải về sự cố, tai nạn hàng hải do tàu mình gây ra bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn hàng hải thì thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển gửi báo cáo loại nào cho Cảng vụ hàng hải biết?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn đâm va, chủ tàu có trách nhiệm về việc thuyền trưởng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định không?
Pháp luật
Tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp nào? Thẩm quyền tạm giữ tàu biển thuộc về chủ thể nào?
Pháp luật
Thuyền trưởng điều khiển tàu biển của mình gây ra tai nạn hàng hải nhưng lại bỏ trốn thì sẽ bị xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn hàng hải
1,316 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn hàng hải Tạm giữ tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn hàng hải Xem toàn bộ văn bản về Tạm giữ tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào