Giám sát viên có quyền và trách nhiệm gì trong việc giám sát tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam?
- Trường hợp nào tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên?
- Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện gì?
- Giám sát viên có quyền và trách nhiệm gì trong việc giám sát tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam?
- Tàu cá nước ngoài vào cảng cá của Việt Nam phải tuân thủ theo quy định nào?
Trường hợp nào tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 58 Luật Thủy sản 2017 về Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
1. Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp sau đây:
a) Khai thác thủy sản;
b) Điều tra nguồn lợi thủy sản;
c) Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản.
...
3. Trường hợp có công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo dự án hoặc hợp đồng đã được phê duyệt thì không cử giám sát viên.
Như vậy, theo quy định trên, các trường hợp tàu nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong các trường hợp:
- Khai thác thủy sản
- Điều tra nguồn lợi thủy sản
- Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản.
Tuy nhiên, đối với trường hợp có công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo dự án hoặc hợp đồng đã được phê duyệt thì không cử giám sát viên.
Giám sát viên có quyền và trách nhiệm gì trong việc giám sát tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam? (Hình từ internet)
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện gì?
Tại khoản 2 Điều 58 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện giám sát viên như sau:
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
...
2. Giám sát viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công chức, viên chức kiêm nhiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử.
b) Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển.
c) Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát.
d) Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Như vậy, để trở thành giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện như:
- Là công chức hoặc viên chức do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử.
- Phải đảm bảo đủ sức khỏe và khả năng đi biển.
- Phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát.
- Bắt buộc phải thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Giám sát viên có quyền và trách nhiệm gì trong việc giám sát tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam?
Quyền của giám sát viên trong việc giám sát tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Thủy sản 2017 như sau:
- Yêu cầu thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong giấy phép.
- Yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu về cảng gần nhất trong trường hợp phát hiện người và tàu nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động trên tàu; thiết bị dò cá, thông tin liên lạc của tàu.
- Sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc của tàu để làm việc khi cần thiết.
- Được mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát trên tàu.
- Được chủ tàu bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu.
- Hưởng chế độ lương, công tác phí, bồi dưỡng đi biển và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
- Hưởng các chế độ bồi dưỡng, thù lao khác từ đối tác hợp tác nếu có ghi trong hiệp định, dự án hoặc hợp đồng hợp tác.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 59 Luật Thủy sản 2017 cũng quy định về trách nhiệm Giám sát viên như sau:
- Giám sát các hoạt động và việc tuân thủ pháp luật Việt Nam của người và tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
- Báo cáo đầy đủ, kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các thông tin liên quan đến hoạt động của tàu nước ngoài theo nhiệm vụ được giao.
Tàu cá nước ngoài vào cảng cá của Việt Nam phải tuân thủ theo quy định nào?
Tại Điều 49 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng cá và thông báo danh sách cảng được chỉ định cho Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc.
- Tàu nước ngoài được cập cảng cá Việt Nam, trừ trường hợp tàu nước ngoài có tên trong Danh sách tàu khai thác thủy sản, vận chuyển, chuyển tải, hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp. Tàu nước ngoài trước khi vào cảng cá Việt Nam phải thông báo trước 24 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Tải mẫu số 17.KT tại đây.
- Tổ chức quản lý cảng cá phải thông qua cho cơ quan hải quan, biên phòng để thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định; thông báo cho cơ quan quản lý về thủy sản của địa phương hoặc văn phòng thanh tra tại cảng để thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu. Việc kiểm tra, xử lý được thực hiện theo khoản 3, 4, 5 và khoản 6 của Điều 70 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
- Sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh, Tổng cục Thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định.
- Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?