Giáng sinh 2024 trúng thứ mấy trong tuần? Giáng sinh 2024 vào ngày bao nhiêu âm? Lễ giáng sinh 2024 rơi vào ngày 24 hay 25?
- Giáng sinh 2024 trúng thứ mấy trong tuần? Giáng sinh 2024 vào ngày bao nhiêu âm? Lễ giáng sinh 2024 rơi vào ngày 24 hay 25?
- Người lao động theo đạo công giáo có được nghỉ vẫn hưởng nguyên lương trong dịp lễ Giáng sinh 2024 không?
- Công ty có bắt buộc phải tổ chức lễ Giáng sinh cho người lao động không?
Giáng sinh 2024 trúng thứ mấy trong tuần? Giáng sinh 2024 vào ngày bao nhiêu âm? Lễ giáng sinh 2024 rơi vào ngày 24 hay 25?
Giáng sinh 2024 (hay còn gọi là Lễ Noel) là dịp kỷ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời theo truyền thống của Kitô giáo. Lễ Giáng sinh (Christmas) có nguồn gốc từ Kitô giáo, kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu Kitô – Đấng Cứu Thế được sinh ra.
Các biểu tượng truyền thống của Giáng sinh
Cây thông Noel: Nguồn gốc từ người Đức cổ đại, họ trang trí cây thường xanh trong nhà vào mùa đông như biểu tượng của sự sống.
Ông già Noel (Santa Claus): Dựa trên hình ảnh Thánh Nicholas – vị thánh bảo trợ cho trẻ em, người thường tặng quà bí mật cho người nghèo và trẻ nhỏ.
Hang đá và máng cỏ: Tái hiện cảnh Chúa Giêsu ra đời tại Bethlehem.
Ngôi sao Giáng sinh: Biểu tượng của ngôi sao Bethlehem dẫn đường cho các nhà thông thái.
Lễ Giáng sinh kết hợp giữa ý nghĩa tôn giáo của Kitô giáo (kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu) và các yếu tố văn hóa, lễ hội ngoại giáo cổ đại. Ngày nay, Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ toàn cầu, không chỉ có giá trị thiêng liêng mà còn là dịp để mọi người chia sẻ yêu thương, trao tặng niềm vui và đoàn tụ gia đình.
Thông tin dưới đây cung cấp về: "Giáng sinh 2024 trúng thứ mấy trong tuần? Giáng sinh 2024 vào ngày bao nhiêu âm? Lễ giáng sinh 2024 rơi vào ngày 24 hay 25?"
Để biết được: "Giáng sinh 2024 trúng thứ mấy trong tuần? Giáng sinh 2024 vào ngày bao nhiêu âm?" xem chi tiết lịch tháng 12 2024 như sau:
LỊCH THÁNG 12 DƯƠNG LỊCH 2024:
Chủ Nhật | Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy |
1 1/11 AL | 2 2 | 3 3 | 4 4 | 5 5 | 6 6 | 7 7 |
8 8 | 9 9 | 10 10 | 11 11 | 12 12 | 13 13 | 14 14 |
15 15 | 16 16 | 17 17 | 18 18 | 19 19 | 20 20 | 21 21 |
22 22 | 23 23 | 24 24 | 25 25 | 26 26 | 27 27 | 28 28 |
29 29 | 30 30 | 31 1/12 AL |
*Số ở trên là ngày dương lịch, số ở dưới là ngày âm lịch
Giáng sinh 2024 diễn ra vào 2 ngày:
- Ngày 24 tháng 12: được gọi là "lễ vọng Chúa Giáng Sinh".
- Ngày 25 tháng 12: được gọi là "đại lễ Chúa Giáng Sinh".
Theo lịch trên, Giáng sinh 2024 trúng thứ 3 và thứ 4 trong tuần.
Giáng sinh 2024 vào ngày 24, 25 âm lịch tháng 11 năm 2024.
"Lễ giáng sinh 2024 rơi vào ngày 24 hay 25?"
Theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là Lễ Vọng Chúa Giáng Sinh, còn ngày 25/12 được chọn làm ngày chính thức kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, không có tài liệu nào khẳng định chính xác ngày sinh thật sự của Ngài.
Theo truyền thuyết, Chúa Giêsu sinh ra trong một đêm tối tại hang đá, và những người chăn chiên đã được thiên sứ báo tin để đến thờ phụng Ngài. Ban đầu, các tín đồ Cơ đốc bí mật chọn 25/12 để tổ chức Giáng sinh, trùng với lễ “Thần Mặt trời” của La Mã, nhằm tránh sự cấm đoán từ chính quyền.
Đến năm 312, Hoàng đế Constantine I, sau khi cải sang Cơ đốc giáo, đã hủy bỏ lễ thờ thần Mặt trời và chính thức công nhận ngày 25/12 là lễ mừng sinh nhật Chúa.
Theo truyền thống Do Thái, ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, nên lễ Giáng sinh thường khởi đầu từ đêm 24 (Lễ Vọng) và kéo dài qua ngày 25 (Lễ Chính).
Thông tin trên cung cấp về: "Giáng sinh 2024 trúng thứ mấy trong tuần? Giáng sinh 2024 vào ngày bao nhiêu âm? Lễ giáng sinh 2024 rơi vào ngày 24 hay 25?"
Giáng sinh 2024 trúng thứ mấy trong tuần? Giáng sinh 2024 vào ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Người lao động theo đạo công giáo có được nghỉ vẫn hưởng nguyên lương trong dịp lễ Giáng sinh 2024 không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, ngày lễ Giáng sinh 2024 người lao động theo đạo công giáo không được nghỉ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Theo quy định trên, người lao động theo đạo công giáo có thể sử dụng ngày phép hằng năm của mình để nghỉ trong dịp lễ Giáng sinh 2024 và vẫn được hưởng nguyên lương.
Công ty có bắt buộc phải tổ chức lễ Giáng sinh cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định rõ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Trong đó, không có nghĩa vụ phải tổ chức lễ nói chung và lễ Giáng sinh nói riêng cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư ở đâu?
- Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111?
- Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới từ 2025? Tra cứu nghành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mới nhất?
- Trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
- Mẫu biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên? Tải mẫu tại đâu?