Giảng viên đại học dạy tại trường công lập có được nghỉ hưu cao hơn tuổi quy định không?
- Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định là gì?
- Những trường hợp nào được phép nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định?
- Trường hợp nào được xem là người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để được xem xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn độ tuổi quy định?
- Giảng viên đại học dạy tại trường công lập có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định không?
- Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
- Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định là gì?
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định là việc người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn mong muốn được đi làm. Lúc này, người lao động cần được xem xét và phải được cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đơn vị sự nghiệp đồng ý và cho phép thì người lao động mới có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định.
Những trường hợp nào được phép nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định những trường hợp được phép nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định cụ thể như sau:
"Điều 169: Tuổi nghỉ hưu
...
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Theo quy định trên, những trường hợp được phép nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định gồm những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt.
Trường hợp nào được xem là người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để được xem xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn độ tuổi quy định?
Căn cứ theo Điều 2 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập 2022 quy định cụ thể như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền phân cấp quản lý và viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập tại đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
a) Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I có học vị Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;
c) Viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù của ngành y tế: Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần."
Như vậy, những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có đề cập tới bao gồm viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I có học vị Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù của ngành y tế; Giám định pháp y, Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.
Giảng viên đại học dạy tại trường công lập có được nghỉ hưu cao hơn tuổi quy định không?
Giảng viên đại học dạy tại trường công lập có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định không?
Theo Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập 2022 (Dự thảo 3) quy định cụ thể như sau:
"Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
Viên chức giữ chức danh giảng viên của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc viên chức giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời gian làm việc theo quy định của pháp luật từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp cấp có thẩm quyền thực hiện việc kéo dài thời gian công tác đối với viên chức theo từng năm thì tiếp tục thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm thời gian kéo dài không quá 05 năm tính theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này."
Như vậy, giảng viên đại học dạy tại trường công lập vẫn được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định. Cấp có thẩm quyền có quyền quyết định xem xét về việc kéo dài thời gian làm việc theo quy định của pháp luật đối với giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập.
Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
Điều kiện xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
Tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập 2022 (Dự thảo 3) quy định về điều kiện xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức cụ thể như sau:
Viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập khi đủ tuổi nghỉ hưu được kéo dài thời gian làm việc để làm nhiệm vụ chuyên môn, không được giữ chức vụ quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ quản lý nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ sức khỏe, không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác;
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
- Được cấp có thẩm quyền đồng ý và quyết định.
Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
Khoản 2 Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập 2022 (Dự thảo 3) quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức cụ thể như sau:
- Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
- Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị bằng văn bản được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;
- Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác để xem xét, quyết định;
- Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.
Theo những quy định trên, đối với thắc mắc cụ thể của bạn, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau: trường hợp mẹ bạn là giảng viên đại học đang dạy tại cơ sở giáo dục công lập thì mẹ bạn hoàn toàn được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Cấp có thẩm quyền trong cơ sở giáo dục công lập mà mẹ bạn đang giảng dạy sẽ có quyền kéo dài thời gian công tác của mẹ bạn. Tuy nhiên, cấp có thẩm quyển phải bảo đảm thời gian kéo dài không quá 05 năm tính từ thời điểm mẹ bạn đủ tuổi nghỉ hưu theo luật định. Trên đây là điều kiện và trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức theo quy định tại Dự thảo mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?