Giáo viên làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2023 có phải là gian lận trong thi cử không? Lộ đề thì bị xử lý như thế nào?
Thế nào là gian lận trong thi cử? Hành vi gian lận thi cử có bị cấm không?
- Luật không có quy định về khái niệm gian lận thi cử tuy nhiên gian lận trong thi cử được hiểu là hành vi làm trái so với quy định, hành vi vi phạm quy chế của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao, mua đề thi,...
- Hành vi gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Đôi khi người vi phạm là phụ huynh, giáo viên nhằm mục đích tiếp tay để học sinh thực hiện hành vi gian lận.
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019 bao gồm:
+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
+ Xuyên tạc nội dung giáo dục.
+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
+ Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
+ Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
+ Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
- Như vậy, theo quy định trên, hành vi gian lận trong thi cử, học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Giáo viên làm lộ đề thi THPTQG có phải là gian lận trong thi cử không? Lộ đề thì có bị xử lý hình sự phạt tù?(Hình từ internet)
Giáo viên làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2023 có phải là gian lận trong thi cử không?
- Hiện nay, đề thi tốt nghiệp THPT được áp dụng chung cho tất cả các thí sinh thi tốt nghiệp trên cả nước. Đề thi liên quan đến việc tổ chức kì thi cấp quốc gia thuộc phạm vi bí mật của nhà nước.
- Điều này được cụ thể hóa tại Điều 1 Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
...
2. Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thí chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
- Như vậy, theo quy định trên các tài liệu có liên quan kỳ thi của các cấp, các bậc học; các ngành học, các trình độ đào tạo chưa công bố thì tài liệu này thuộc những danh mục bí mật của Nhà nước độ mật ở trong ngành giáo dục và đào tạo.
- Do đó, những tài liệu này vẫn chưa được cơ quan các cấp có thẩm quyền công bố nhưng lại có người có hành vi làm lộ ra bên ngoài. Vì vậy, trường hợp này được xem như là có hành vi làm lộ bí mật của Nhà nước. Và căn cứ theo đó, người giáo viên làm lộ đề thi cũng được xem là người làm lộ bí mật của Nhà nước.
- Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy đinh về hành vi ứng xử của giáo viên như sau:
Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau đây:
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
+ Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
+ Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
+ Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
+ Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.
+ Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.
- Như vậy, việc giáo viên làm lộ đề kiểm tra, đề thi là hành vi gian lận trong kiểm tra. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà người giáo viên này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, giáo viên đó còn phải chịu các hình thức xử lý kỉ luật khác của nhà trường.
Giáo viên làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2023 thì bị xử lý như thế nào?
*Xử phạt hành chính
- Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, theo đó:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm lộ đề kiểm tra, đề thi; làm mất đề kiểm tra, đề thi.
- Bên cạnh đó, Điều 4 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức, theo đó:
+ Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8; khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 15; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 17; khoản 1 Điều 24; các khoản 1, 2 và 6 Điều 25; khoản 1, khoản 2, Điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định 79/2015/NĐ-CP này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Như vậy, khi giáo viên làm lộ đề thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Với tổ chức thì mức phạt sẽ từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
*Lưu ý: Nghị định 79/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực ngày 12/12/2022 và được thay thế bới Nghị định 88/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay tại Nghị định 88/2022/NĐ-CP không còn quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi làm lộ đề thi.
*Xử lý hình sự
Tại Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 125 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, theo đó:
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tóm lại, khi làm lộ đề thi lần đầu thì có thể sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Đồng thời, còn có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, tùy vào tính chất của hành vi phạm tội để xác định khung hình phạt phù hợp theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?