Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn là bao lâu? Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động?
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là gì?
- Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn là bao lâu?
- Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động?
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là gì?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP định nghĩa doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại).
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời.
2. Nội dung giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 04/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Như vậy theo quy định trên giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng, tuy nhiên hết thời hạn này có thể đi gia hạn nhiều lần.
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn là bao lâu? Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động? (Hình từ Internet)
Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ trong hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
- Thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại và các quy định liên quan đến tài khoản này.
- Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình thực hiện ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại theo Mẫu số 11/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước ngày 15 của tháng đầu quý sau.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động?
Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
- Tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về lao động, cho thuê lại lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn.
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động trên địa bàn.
- Theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm về tình hình ký quỹ, cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 10/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 7 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 01 năm sau.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong hoạt động cho thuê lại lao động?
Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
- Gửi thông báo về việc cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép để theo dõi, quản lý. Đồng thời gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép trước đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
- Công bố doanh nghiệp được cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?